Biên giới Tây Nam buôn lậu "tăng nhiệt" trong mùa nắng nóng

Khu vực biên giới Tây Nam hiện đang vào thời điểm đỉnh của mùa khô, nhiệt độ vượt quá 40 độ C nhưng hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra khốc liệt.
bien gioi tay nam buon lau tang nhiet trong mua nang nong
Đường cát nhập lậu qua địa bàn tỉnh An Giang

Ông Nguyễn Văn Bổng, Phó cục trưởng Cục Hải quan kiêm Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Tây Ninh cho biết, chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng của tỉnh này đã phát hiện 247 vụ buôn lậu hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 4,2 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu gồm thuốc lá, tiền tệ, rượu ngoại, pháo nổ, phụ tùng ô tô, xe máy, máy tính, mỹ phẩm, nước giải khát. Các cơ quan chức năng đã khởi tố hình sự 17 vụ án với 19 đối tượng về các hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, pháo nổ, thuốc lá qua biên giới Tây Nam.

Theo ông Bổng, kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ đầu năm đến nay so với trước là có giảm về tần suất hoạt động, số vụ và hàng hóa vi phạm. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu hàng hóa qua biên giới, nhất là hàng cấm gần đây vẫn còn diễn biến phức tạp, mặc dù các lực lượng chống buôn lậu đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên những mặt trận nóng về hàng hóa nhập lậu.

Tây Ninh có 240 km đường biên giới giáp Campuchia, mùa này kênh rạch, đồng ruộng nước rút khô trơ đáy. Ông Trần Văn Bình, cư dân xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng cho biết, có những hôm nhiệt độ ngoài trời ở khu vực này lên tới 43 độ C, do đó hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới của các đối tượng dễ dàng hơn. Hàng lậu đi qua biên giới Tây Ninh nhiều nhất vẫn là địa bàn huyện Trảng Bàng (khu vực giáp với Long An), huyện Gò Dầu và huyện Tân Biên.

Ông Châu Thanh Long, quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho biết, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu qua biên giới khu vực Tây Ninh tăng giảm tùy vào sự kiểm soát của các lực lượng chống buôn lậu. Để chuyển hàng qua biên giới, các chủ đường dây, ổ nhóm buôn lậu thường thuê người địa phương đai vác hàng lậu qua biên giới, sau đó dùng xe máy, xe tải, xe khách đưa hàng lậu về TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương tiêu thụ.

Theo ông Võ Nguyên Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang, An Giang có 100 km đường biên giới giáp Campuchia và có nhiều kênh rạch, đường mòn, lối mở kết nối giữa hai quốc gia. Hoạt động buôn lậu sôi động nhất ở khu vực biên giới An Giang vào mùa nước nổi (tháng 8, 9 hàng năm), riêng mùa khô buôn lậu vẫn còn diễn ra khá phức tạp. Hàng lậu tràn qua biên giới tập trung ở khu vực kênh Ngọn Cả Hàng, xã Vĩnh Hội Đông; thị trấn Long Bình, huyện An Phú; thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên; xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu; Gò Tà Mâu, phường Vĩnh Ngươn, TP. Châu Đốc, các tuyến sông Hậu, sông Tiền, quốc lộ 91. Hàng lậu qua ngõ An Giang nhiều nhất là đường cát, thuốc lá, sắt thép phế lệu, hàng tiêu dùng. Tại An Giang, hoạt động buôn lậu thường có tổ chức, hình thành đường dây, ổ nhóm rất chặt chẽ. Khi đối tượng vận chuyển hàng lậu bị bắt không khai báo đối tượng chủ mưu, vì đa số họ là người nhà.

Chẳng hạn, ngày 9/4, lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang đã bắt giữ 3 vụ buôn lậu quy mô lớn sắt phế liệu, đường cát, vải cuộn từ Campuchia đưa về Việt Nam. Cụ thể, tại khu vực vành đai biên giới xã Khánh An, huyện An Phú, lực lượng kiểm tra đã bắt giữ một chiếc tàu chở khoảng 15 tấn sắt phế liệu nhập lậu từ Campuchia. Tại khu vực bến kho, xã Khánh An, huyện An Phú một chiếc ghe buôn lậu vải cuộn từ Campuchia bị bắt giữ. Đêm cùng ngày 9/4, lực lượng kiểm tra còn bắt giữ 20 bao (loại 50 kg/bao) đường cát không nhãn hiệu từ Campuchia về Việt Nam.

bien gioi tay nam buon lau tang nhiet trong mua nang nong
Lực lượng Công an tỉnh Long An bắt giữ thuốc lá nhập lậu từ biên giới Campuchia

Trong 3 tháng đầu năm 2019, các lực lượng 389 tỉnh Long An phát hiện, xử lý 640 vụ vi phạm, trong đó có 241 vụ buôn lậu. Hàng lậu tịch thu nhiều nhất vẫn là thuốc lá với 520.881 gói, tịch thu 164 xe máy và 23 ô tô là phương tiện vận chuyển thuốc lá lậu. Cơ quan chức năng đã khởi tố 13 vụ án hình sự với 15 đối tượng, nhiều hơn cùng kỳ 7 vụ, chủ yếu là vận chuyển, buôn bán hàng lậu và hàng cấm.

Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An cho biết, tình hình buôn lậu qua biên giới trên địa bàn tỉnh Long An từ đầu năm đến nay đã được các lực lượng kiểm soát, kìm chế giảm, không để phát sinh, hình thành các điểm tàng trữ, luồng tuyến buôn lậu mới. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu lá thuốc lá, rượu ngoại, nước giải khát, bánh kẹo. Hoạt động buôn lậu chủ yếu tập trung trên tuyến biên giới huyện Đức Huệ và địa bàn thị xã Kiến Tường. Đối tượng tham gia buôn lậu là dân địa phương, phần lớn là người không có việc làm. Các đối tượng này đa số đều thông thạo địa bàn, nắm rõ quy luật, kế hoạch kiểm soát của các lực lượng chống buôn lậu để né tránh, khi phát hiện thì chống trả quyết liệt để bỏ hàng thoát thân. Phương thức hoạt động của ổ nhóm buôn lậu là thuê người mang vác hàng lậu qua biên giới, sau đó dùng ô tô 4 chỗ, 7 chỗ đưa hàng lậu vào sâu trong nội địa và chuyển tiếp đến các địa bàn như Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Để chống hàng nhập lậu hiệu quả trên địa bàn Long An, ông Cần chỉ đạo các lực lượng chống buôn lậu cần nắm bắt địa bàn, tình hình buôn lậu; chủ động tổ chức lực lượng triển khai các giải pháp kiêm tra, kiêm soát để ngăn chặn kịp thời các đường dây, ổ nhóm tuồn hàng lậu qua biên giới. Xác minh các đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, các mặt hàng trọng điểm để xây dụng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, các đơn vị cần đẩy mạnh thanh kiểm tra tra công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, viên chức thuộc lực lượng chống buôn lậu nhằm toàn tâm toàn ý với công việc chuyên môn.

Tại An Giang, các lực lượng QLTT, Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng đã được Ban Chỉ đạo 389 yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm; đường mòn, lối mở, kênh, sông chung biên giới với Campuchia. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo 389 An Giang còn lên kế hoạch khảo sát, đẩy nhanh việc lắp đặt camera ở các tuyến đường, địa bàn tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp như khu vực huyện Tinh Biên, An Phú và TP Châu Đốc để theo dõi, phát hiện nhanh nhanh nhằm ngăn chặn kịp thời hàng lậu trước khi lưu thông trên thị trường. Đây là một giải pháp mới để loại trừ hàng nhập lậu vốn đang tràn ngập ở địa phương này.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thuốc lá nhập lậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nóng: Chuyển vụ Mailystyle sang công an để điều tra

Nóng: Chuyển vụ Mailystyle sang công an để điều tra

Vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle là điển hình trong lĩnh vực thương mại điện tử, tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Số hàng hóa vi phạm được tiêu hủy gồm 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu có nhãn hiệu Jet, Hero và Scott.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre đã phát hiện và xử lý gần 190 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng.
TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

Sở Công Thương TP. Cần Thơ và Cục Quản lý thị trường đã có buổi làm việc với 3 doanh nghiệp cung cấp xăng dầu trên địa bàn thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Trong hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm về nhãn hàng hóa và niêm yết giá không rõ ràng.
Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột vừa bị Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk xử phạt về hành vi bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 232 vụ, phát hiện và xử lý 92 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.
Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Ngày 26/3, Cục Quản lý thị trường Quảng Bình vừa ra quyết định xử phạt, tịch thu 01 máy phát điện nhập lậu của Công ty Ngân Hà.
Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch kiểm tra 42 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, thời gian từ tháng 4 đến giữa tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa xử phạt 70 triệu đồng đối một công ty kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

Số hàng hoá mà Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu huỷ gồm gần 42.000 sản phẩm, trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng thuộc 30 quyết định xử phạt hành chính.
Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa quyết định tịch thu 1.700 sản phẩm được sản xuất ngoài Việt Nam không có hóa đơn, chứng từ
Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Ngày 22/3, Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp vừa phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm nhãn hàng hóa, đăng ký sản xuất là Công ty CP phân bón Quốc tế Âu Việt
Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành pháp luật đối với 37 tổ chức kinh doanh mua bán xăng dầu.
Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.
Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Ngày 21/3, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Hội đồng tiêu hủy tỉnh Bình Định tổ chức tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá điếu vi phạm, nhập lậu.
Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đang tạm giữ 104 bao đường cát (5,2 tấn) không có hoá đơn, chứng từ, nghi nhập lậu.
Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Trưởng Ban chỉ đạo 389 nhận xét, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Bình đã tổ chức tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính 850 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng
Tuyên Quang: Tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang tổ chức tiêu hủy 1.385kg mỡ lợn, lô hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 50 triệu đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ gần 800 hộp mỹ phẩm, nước hoa nghi giả mạo nhãn hiệu

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ gần 800 hộp mỹ phẩm, nước hoa nghi giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện và thu giữ gần 800 sản phẩm là mỹ phẩm, nước hoa không có hoá đơn chứng từ, nghi giả mạo.
Phú Yên: Tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Phú Yên: Tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Ngày 20/3, Tổng cục Quản lý thị trường thông tin, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên hợp kiểm tra, tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập trái phép.
Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh gas khu vực miền Trung bức xúc với vấn nạn "cắt tai mài vỏ"

Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh gas khu vực miền Trung bức xúc với vấn nạn "cắt tai mài vỏ"

Các doanh nghiệp bức xúc khi phát hiện vỏ bình gas mang thương hiệu của mình đang tập kết trái phép tại một số nhà kho trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Thái Nguyên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 940 triệu đồng

Thái Nguyên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 940 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiêu hủy tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu với tổng trị giá gần 940 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động