Bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển du lịch từ các chợ phiên ở Lai Châu

Với sự đầu tư và phát triển đúng hướng, các chợ phiên ở Lai Châu đã và đang bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa, tạo sức hút đối với du khách thập phương
Bảo tồn giá trị văn hóa

Các chợ phiên ở Lai Châu luôn mang những màu sắc đặc biệt hơn hẳn những nơi khác. Đó là nét văn hóa truyền thống còn lưu giữ trọn vẹn của mảnh đất phía cực Bắc Tổ quốc. Khám phá mảnh đất Lai Châu là khám phá những phiên chợ vùng cao mang đậm nét văn hóa của bà con dân tộc thiểu số nơi đây.

Độc đáo các chợ phiên

Nhắc tới chợ phiên Lai Châu, có lẽ đông đúc nhất là phiên chợ San Thàng ở thành phố Lai Châu, chợ phiên Sìn Hồ ở huyện Sìn Hồ và chợ phiên Dào San ở huyện Phong Thổ.

Chợ San Thàng là nơi bà con quanh vùng tấp nập kéo tới như người Dao, người Thái, người Mông,...thuộc huyện Tam Đường, Phong Thổ và thành phố Lai Châu. Có những bà con ở xa cách chợ gần 40km nhưng vẫn mang hàng hóa đến chợ bán. Có thể nói, chợ phiên San Thàng là một trong những phiên chợ vùng cao hiếm hoi giữ được nét riêng biệt, nét truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Chợ San Thàng họp vào sáng thứ Năm và phiên chợ đêm thứ 7 và sáng Chủ nhật hằng tuần, mỗi phiên chợ không chỉ đông đảo cư dân địa phương mà du khách ngày càng tìm đến để được trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo thông qua các hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân địa phương.

Lai Châu: Bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển du lịch từ các chợ phiên
Chợ San Thàng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ

Bà con tới chợ từ rất sớm, mang theo những sản vật của núi rừng hoặc những sản phẩm thủ công truyền thống. Chợ bán đủ các mặt hàng từ cái kim, sợi chỉ cho đến mớ rau, củ khoai, củ sắn, những sản phẩm thiết yếu cho gia đình và thưởng thức các món ăn mang đậm nét văn hóa của người Giáy, Mông.

Để thuận tiện cho người dân bán hàng và du khách tới thăm, UBND thành phố Lai Châu đầu tư xây dựng chợ San Thàng với khuôn viên chợ khang trang, rộng rãi, sạch sẽ; chia khu bán hàng hợp lý, nhiều khu có mái che, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thuận tiện cho việc mua bán của người dân. Từ đó, các hộ gia đình có điều kiện kinh doanh tốt hơn, cùng với bãi gửi xe rộng rãi, hợp lý đã khắc phục tình trạng tắc đường trước đây.

Chị Trần Thị Thanh Nga, phường Liên Bảo ( Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) chia sẻ: “ Rất độc đáo và hấp dẫn đặc biệt là những trang phục nhiều màu sắc của nhiều dân tộc hội tụ về đây, chúng tôi được thưởng thức những món ăn, ẩm thực của đồng bào địa phương ngay trong khu chợ, được tận mắt thấy các hình thức trao đổi hàng hóa nông sản, sản vật của địa phương. Bản thân chúng tôi cũng mua sắm ít sản vật của người dân đem bán tại chợ để làm quà cho gia đình và người thân. Tất nhiên những bức ảnh chụp với các cô gái, chàng trai hay cụ già trong chợ là không thể thiếu”.

Bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển du lịch từ các chợ phiên ở Lai Châu
Phiên chợ đêm San Thàng vào tối thứ 7 hàng tuần hút du khách

Anh Tẩn Chỉn Hào, dân tộc Dao ở xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ chia sẻ, chợ rộng rãi, sạch đẹp. Chủ nhật khách du lịch đến chợ rất đông, ngày trước ngô trẩy trên nương về chúng tôi chỉ biết để đó chờ bán cho các đầu mối thu mua cho các nhà máy chế biến thức ăn. Nay khách du lịch đến chợ rất đông, giờ ngô tôi có thể làm các món ăn vặt như: bỏng ngô, bắp rang bơ, xôi ngô, hoặc có khi bẻ non để nướng bán cho du khách. Có phiên chợ tôi bán đến trên 300 bắp ngô, 20kg dưa mèo thu hoạch từ vườn nhà, số tiền lãi không nhiều nhưng so với trước kia thì đã có đồng ra đồng vào, điều kiện đời sống vật chất của gia đình cũng đã được cải thiện, tôi đã có thể mua thêm quần áo, sách vở cho con đến trường.

Không chỉ riêng chợ phiên San Thàng, một phiên chợ nữa không kém phần độc đáo là phiên chợ “sừng” hay còn gọi là chợ phiên Dào San ở xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, cách thành phố Lai Châu khoảng 105km. Phiên chợ này họp 6 ngày một lần vào các ngày con có sừng (ngày Sửu, ngày Mùi) trong tháng, người dân địa phương cho rằng chợ họp vào ngày này gia đình sẽ có được đời sống ấm no, hạnh phúc. Chợ Dào San mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Dao, Hà Nhì.

Bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển du lịch từ các chợ phiên ở Lai Châu
Chọ phiên Sìn Hồ họp vào sáng Chủ nhật hàng tuần

Trong khi đó, cứ vào chủ nhật hàng tuần, chợ Sìn Hồ ở Phong Thổ được họp với đa dạng các mặt hàng nông sản mà bà con tự tay trồng được hay thu hái ở trên rừng đến những loại trang phục truyền thống được may, dệt tỉ mỉ và công phu. Người dân quanh thị trấn hay những bản xa thị trấn cũng vì thế mà đều ghé đến chợ, nào là người Mông đỏ vùng Chăn Lưa, người Mông hoa xã Pu Sam Cáp đến người Lự, người Dao tận Phăng Xô Lin,...Lối đi vào chợ là một còn đường xếp đá, những gian hàng được xếp dưới những căn nhà mái gianh với nền đá cuội có lát xi măng.

Sinh kế bền vững từ những phiên chợ

Du khách ghé đến chợ phiên ở Lai Châu sẽ thấy được những nét đặc trưng của một phiên chợ vùng cao không thể lẫn đi đâu được, đó là nét mộc mạc, đơn sơ nhưng không kém phần nhộn nhịp, đông vui và rực rỡ sắc màu của trang phục đồng bào các dân tộc tại địa phương và vùng lân cận.

Là một trong những chợ phiên lớn nhất khu vực 7 xã biên giới Bắc Dào San của huyện Phong Thổ, chợ Sì Lở Lầu hiện là địa điểm thu hút đông đảo người dân trong và ngoài xã đến kinh doanh, mua sắm. Chợ phiên Sì Lở Lầu được đặt nơi 12 tầng dốc, người Phong Thổ hay có câu ví: Đã leo lên 12 tầng dốc mà không đi chợ thì chưa phải đến Sì Lở Lầu. Sì Lở Lầu là tiếng Quan Hỏa, dịch nghĩa ra là 12 tầng dốc.

Chợ Sì Lở Lầu được UBND huyện Phong Thổ nâng cấp, sửa chữa với kinh phí đầu tư 2 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ tháng 1/2022. Sau khi chợ được đầu tư sửa chữa, nâng cấp đã giúp người dân địa phương thuận lợi giao lưu, trao đổi các mặt hàng nông sản, hàng dân dụng và thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển. Từ đây khách du lịch ngày càng tìm đến đông đảo, có khách du lịch, chợ lại càng chở lên tấp nập hơn.

Đến chợ Sì Lở Lầu, du khách không thể bỏ qua những gùi hàng bày bán nông sản đặc trưng của núi rừng như thảo quả, mắc khén, hồi, mật ong, măng rừng, táo mèo hay các đồ trang sức của đồng bào như vòng tay, vòng cổ, thắt lưng, khuyên tai, xà tích bằng bạc, được làm thủ công vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Cùng đó, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực đặc sản của người dân bản địa như: phở thái tay, đậu phụ nhự, rượu thóc, dưa khô…

Ông Tẩn Lao San, Phó Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu cho biết, Sì Lở Lầu là xã biên giới đặc biệt khó khăn và xa nhất của huyện Phong Thổ. Sự đầu tư của tỉnh, huyện về hệ thống cơ sở hạ tầng đã tạo cơ hội để địa phương tiếp tục phát huy tiềm năng lợi thế. Đặc biệt, việc cải tạo chợ giúp người dân gìn giữ những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào, tạo thuận lợi cho bà con giao lưu, buôn bán nâng cao thu nhập.

“Đến nay, 20 gia đình trong xã có nhà ở kinh doanh cố định tại chợ, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 25 triệu đồng/người/năm. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn, khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19, đưa hàng Việt đến với người dân biên giới”, ông Tẩn Lao San chia sẻ.

Bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển du lịch từ các chợ phiên ở Lai Châu
Chợ phiên là nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần và phát triển kinh tế của bà con đồng bào dân tộc tại Lai Châu

Ông Trần Đình Tiến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu cho hay, chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của chợ phiên, UBND thành phố đã và đang triển khai phương án bảo tồn không gian văn hóa chợ phiên, tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm cho du khách; duy trì tổ chức các hoạt động múa hát, giao lưu văn nghệ tại chợ.

“Mặt khác, chúng tôi cũng đã đẩy mạnh công tác tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, bồi dưỡng thêm kiến thức về du lịch cho người dân, để chính họ là những thuyết minh viên du lịch thân thiện, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Lai Châu đến với du khách. Thành phố yêu cầu địa phương, Ban Quản lý chợ cần quan tâm nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các buổi họp chợ; nâng cao giá trị thương hiệu các mặt hàng truyền thống và sản vật địa phương phục vụ du khách”, ông Tiến chia sẻ.

Đối với người dân Lai Châu, chợ phiên không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, nơi gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, chợ phiên vùng cao Lai Châu đã tạo nên một bức tranh sinh động, phản ánh sự phát triển kinh tế địa phương.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Chợ phiên

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động