Chủ nhật 22/12/2024 01:09

Bảo đảm tính thực thi của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá

Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá áp dụng quan điểm vì sức khỏe cộng đồng, quyết tâm dành ưu tiên cho quyền bảo vệ sức khỏe công cộng.

Báo động xu hướng thanh thiếu niên dùng thuốc lá điện tử

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, hơn 600.000 người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.

Ở Việt Nam, số liệu được công bố năm 2022 cho thấy, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm - tức là hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Nếu không có can thiệp khẩn cấp, ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030.

Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc, tỷ lệ nữ giới hút thuốc thấp hơn chưa đến 2% nhưng thuốc lá là nguyên nhân gây ra gần 10% ca tử vong ở phụ nữ trưởng thành.

Tình trạng hút thuốc lá thụ động rất đáng ngại với 53,5% người không hút thuốc (tương đương 28,5 triệu người) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình. Tình trạng hít khói thuốc thụ động còn xảy đến với 5,9 triệu người tại nơi làm việc; 2,8 triệu người tại trường học; 1,4 triệu người trên phương tiện giao thông công cộng.

Gia tăng tình trạng thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử. Ảnh: M. Tuấn

Theo TS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), nhờ nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở thanh, thiếu niên nước ta đã giảm, nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên.

Cụ thể: Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người từ 15 tuổi trở lên tăng 18 lần từ năm 2015 (0,2%) đến năm 2020 (3,6%), cao nhất tập trung ở nhóm tuổi từ 15-24 (7,3%); tỷ lệ sử dụng trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023; ở nhóm tuổi 13-15, tỷ lệ này của năm 2023 (8%) đã tăng hơn gấp đôi so năm 2022 (3,5%); 1,8% học sinh đã từng sử dụng thuốc lá nung nóng, trong đó, tỷ lệ học sinh ở nhóm tuổi từ 13-17 đang sử dụng thuốc lá nung nóng là 1,1%...

"Chỉ trong 5 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã vượt lên rất cao. Kết quả phòng chống thuốc lá trong 30 năm sẽ bị thiêu rụi trong vòng 3 năm nếu chúng ta cho phép thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng vào Việt Nam. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ nếu không ngăn chặn được", ông Khoa trăn trở.

Quyết tâm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Việt Nam là quốc gia thứ 47 trong tổng số 182 quốc gia tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá. Mục tiêu của Công ước nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc.

ThS. Đinh Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam đã tham gia công ước khung về kiểm soát thuốc lá gần 20 năm, trong đó điều 5.3 của Công ước quy định rất rõ: "Các quốc gia thành viên có trách nhiệm xây dựng các quy định cụ thể cho nước mình, nhằm bảo vệ các chính sách kiểm soát thuốc lá khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá,… thúc đẩy xã hội không nhận tài trợ hay hỗ trợ của các doanh nghiệp thuốc lá, không được hỗ trợ tài chính, giảm thuế hoặc trợ cấp cho ngành công nghiệp thuốc lá…".

Bà Đinh Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) - Ảnh: Thảo Nguyên

Theo bà Thuỷ, vừa qua, có một số bác sĩ tham gia một số hội thảo do ngành công nghiệp thuốc lá đứng sau tài trợ, bác sĩ vô tư không biết việc làm của mình đã vi phạm Điều 5.3 Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá.

"Quan điểm của Bộ Y tế là đặt lợi ích chung, lợi ích của tập thể lên hàng đầu, không có lợi ích nhóm. Chính vì các quy định đó, Bộ Y tế luôn thận trọng lưu ý khi làm các chính sách pháp luật mà có sự mâu thuẫn lợi ích giữa y tế công cộng và liên quan đến lợi ích doanh nghiệp. Đặc biệt liên quan đến chính sách kiểm soát thuốc lá mà Việt Nam đã tham gia", bà Thủy khẳng định.

Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng một số chính sách, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và đề xuất ban hành nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu quảng cáo thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Đây là 2 văn bản pháp lý quan trọng thể hiện rất rõ về việc đấu tranh về lợi ích y tế công cộng với các lợi ích nhóm, lợi ích của doanh nghiệp, ngành công nghiệp thuốc lá.

Theo ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm - Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, ngành công nghiệp thuốc lá được coi là một "trung gian truyền bệnh ở quy mô toàn cầu" khi thuốc lá đã được chứng minh gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá khuyến cáo các quốc gia tăng cường nhận thức của ngành công nghiệp thuốc lá; hạn chế và ban hành quy tắc ứng sử khi tương tác với công nghiệp thuốc lá; cấm các ưu đãi dành cho ngành công nghiệp thuốc lá. Ngành công nghiệp thuốc lá không thể là đối tác trong bất kỳ sáng kiến nào liên quan tới việc xây dựng, triển khai chính sách y tế công cộng.

Ông Lâm cho hay, thực tế ngành công nghiệp thuốc lá có rất nhiều "chiêu trò" để cản trở việc đề xuất cấm thuốc lá mới như: Bóp méo các luồng ý kiến công chúng nhằm tạo hình ảnh doanh nghiệp tốt; dựng lên các nhóm bề mặt để gây ảnh hưởng; tìm cách làm giảm giá trị các bằng chứng nghiên cứu; sử dụng các hoạt động tài trợ và danh nghĩa khoa học để đánh bóng hình ảnh và gây ảnh hưởng.

Hay đôi khi là những cái tên rất trá hình như "Thế giới không khói thuốc" tài trợ các nghiên cứu về phòng chống tác hại thuốc lá tuy nhiên lại do chính công ty thuốc lá tài trợ…

Liên quan đến vấn đề này, ThS. Đào Thế Sơn, Chuyên gia Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies bày tỏ quan điểm về vấn đề "lobby" chính sách. Đây là thực tiễn xảy ra ở các quốc gia, đặc biệt là các công ty có động cơ lợi nhuận.

"Để đạt được lợi nhuận, các công ty này sẽ đưa ra rất nhiều phương thức đạt được mục đích. Thế nhưng với những công ty kinh doanh những sản phẩm có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến toàn dân, chúng ta cần hạn chế tối đa việc lobby này. Không thể vì một lợi ích nhỏ của một nhóm mà ảnh hưởng đến sức khỏe toàn dân", ông Sơn nhấn mạnh.

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Tổ chức Y tế thế giới

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Từ ngày 20/12, mở Chợ Tết Công đoàn online, cách nào để nhận được phiếu mua hàng miễn phí?

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam