Chuyển đổi năng lượng xanh:

Bài 5: Cần sớm có chính sách cho nhiệt điện than

Hiện các doanh nghiệp đang chờ những chính sách cụ thể để các nhà máy có thể tiến hành chuyển đổi xanh một cách bền vững, đảm bảo yếu tố môi trường, kinh tế.
Chuyển đổi năng lượng xanh - Bài 1: Nhiệt điện than tăng cường kinh tế tuần hoàn Bài 3: Nhiệt điện than trước thách thức chuyển đổi xanh Chuyển đổi năng lượng xanh - Bài 4: Sẵn sàng chuyển đổi xanh Chuyển đổi năng lượng xanh - Bài 2: Giảm phát thải ở Nhiệt điện Uông Bí

Tiến trình chuyển đổi nhiên liệu, đưa phát thải ròng về “0” của các nhà máy nhiệt điện than với hàng loạt các khó khăn, thách thức phía trước đã được chỉ ra.

Việc chưa có lộ trình chuyển đổi cho các nhà máy nhiệt điện than (NMNĐ), dẫn đến khả năng chuyển đổi trước năm 2030 của các nhà máy là không cao nên cần sớm xây dựng lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi các NMNĐ than cũng như các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các nhà máy phải chuyển đổi bao gồm cả cơ chế giá điện, tài chính cho chuyển đổi, nâng cấp, đầu tư mới công nghệ…

Bài 5: Cần sớm có chính sách cho nhiệt điện than
Cần sớm xây dựng lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi các NMNĐ than và các cơ chế chính sách đi kèm. Ảnh minh họa

Cần sớm xây dựng lộ trình cụ thể

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, nhu cầu năng lượng phục vụ đời sống và sản xuất ngày càng cao, Bộ Công Thương đã tính toán và đưa ra dự đoán, sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam năm 2024 tăng khoảng 15% và trong những năm tiếp theo sẽ tăng khoảng 8-10%.

Kết quả tính toán cho thấy, tổng công suất các nhà máy điện năm 2030 dự kiến đạt 120.995-145.930 MW và năm 2045 đạt 284.660-387.875 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát). Trong đó, công suất nhiệt điện than đạt 37.467 MW vào năm 2030 và giữ nguyên cho tới năm 2045.

Tại một hội thảo gần đây của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), báo cáo của Viện Năng lượng tại hội thảo nêu, Việt Nam cần sớm xây dựng lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than. Lộ trình chuyển đổi sẽ bao gồm danh mục các nhà máy cần chuyển đổi, phương án và thời gian chuyển đổi, nhu cầu tài chính, phương án xử lý nhân sự và tác động môi trường, các vấn đề cần đàm phán về đóng cửa và chuyển mục đích sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện than cũ, kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, Quy hoạch điện VIII chưa có giải pháp bổ sung nguồn cho các nhà máy nhiệt điện than chuyển đổi trước năm 2030 nên có thể xảy ra thiếu hụt công suất nguồn điện. Đặc biệt, khả năng chuyển đổi trước năm 2030 của các nhà máy không cao, Quy hoạch điện VIII cũng đã xem xét khả năng nhập khẩu điện tăng vào năm 2030 đến 8.000 MW, cao hơn dự kiến là 3.000 MW. Công suất này có thể bù cho công suất thiếu hụt nguồn.

Một yếu tố mà Viện Năng lượng tính đến là việc định hướng đốt kèm sinh khối. Theo đó, nguyên liệu sinh khối của Việt Nam phân bố rải rác, quy mô tập trung không lớn, khó khăn trong việc thu gom sinh khối trong khi các nhà máy điện sinh khối đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 80 công ty sản xuất khoảng 4,44 triệu tấn sinh khối/năm (chiếm khoảng 4,5% tiềm năng sinh khối cả nước). Trong đó, khoảng 3 triệu tấn viên nén được xuất khẩu tới Hàn Quốc và Nhật Bản. Do vậy, những nhà máy điện than có công suất nhỏ (dưới 300 MW), gần nguồn cung cấp sinh khối là những nhà máy thích hợp chuyển đổi sang đốt sinh khối.

Bài 5: Cần sớm có chích sách chuyển đổi xanh cho nhiệt điện than
Công tác kiểm tra, sửa chữa tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Ảnh: CTV

Liên quan định hướng chuyển đổi Amoniac xanh và H2 xanh, Viện Năng lượng chỉ ra, công nghệ của Việt Nam hiện còn chưa hoàn thiện, chưa thương mại hóa ở quy mô lớn trong khi giá thành sản xuất cao. Đáng nói, quá trình sản xuất amoniac xanh và H2 xanh có thể gây ra ô nhiễm môi trường và phát thải CO2, do đó cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.

Hiện việc chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện sang sử dụng amoniac đã được các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới phát triển nghiên cứu thử nghiệm và cơ bản đã hoàn thành thử nghiệm với tỷ lệ đốt trộn amoniac đạt 20%.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp nhiệt điện than, khó khăn chính là công nghệ đốt trộn amoniac hiện nay trên thế giới chưa hoàn thiện (mới trong giai đoạn thử nghiệm). Chưa có nhà máy điện nào ở Việt Nam cải tiến, thử nghiệm đồng đốt amoniac và có đánh giá về tính kinh tế, kỹ thuật, cũng như các ảnh hưởng tác động đến con người, môi trường, thiết bị.

Mặt khác, hiện nay khả năng cung cấp nhiên liệu amoniac, hay sinh khối ở trong nước còn hạn chế, chưa đảm bảo nguồn cung để vận hành lâu dài và ổn định.

Cuối cùng là vấn đề tài chính cho chuyển đổi. Ước tính tổng chi phí đầu tư để tiến tới "Net Zero" có thể lên tới hàng trăm tỷ USD. Nhiều giải pháp tài chính được đưa ra như đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Hiện những phương án đưa ra chưa thực sự rõ ràng, chưa có cơ chế, chính sách về xã hội hoá, cách thức huy động nguồn vốn tư nhân và nước ngoài, hình thức hợp tác… Do vậy cần thiết phải có cơ chế hỗ trợ cho việc chuyển đổi nhiệt điện than bao gồm các ưu đãi về thuế, phí cũng như cơ chế chính sách hợp lý về giá điện để thu hút được các nhà đầu tư.

Yếu tố môi trường và kinh tế cần phải được đảm bảo song hành

Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp đều khẳng định hoàn toàn có thể thực hiện chuyển đổi xanh, điều doanh nghiệp cần là có một lộ trình cụ thể và cơ chế tài chính rõ ràng.

Ông Đặng Kiên Quyết - Phó tổng giám đốc Công ty Nhiệt điện Phả Lại cho hay: "Khấu hao tất cả tính vào giá điện hết, tính đúng tính đủ vào giá điện để sớm thu hồi lại vốn".

Bài 5: Cần sớm có chích sách chuyển đổi xanh cho nhiệt điện than
Phòng điều khiển trung tâm của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Ảnh: Hoàng Hải

Một số loại nhiên liệu khác các có thể thay cho than như khí hóa lỏng ammoniac, nhiên liệu hỗn hợp biomass. Nhưng giá thành đều đắt hơn than, thậm chí gấp 3 lần. Và hiện cũng chưa có cơ chế chính sách về hỗ trợ giá điện chuyển đổi cho nhà máy thí điểm. Trong khi đó các nhà máy vẫn phải cung cấp điện, đảm bảo an ninh năng lượng.

Ông Nguyễn Ngọc Nam - Phó trưởng phòng kỹ thuật, Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh bày tỏ: "Chưa có các cơ chế chính sách cụ thể được ban hành bởi các cơ quan quản lý Nhà nước. Phải có phương pháp cụ thể thì mới có thể thuyết phục các nguồn vốn đầu tư ra để thay đổi nhiên liệu".

Đến năm 2030, cả nước sẽ có 15 nhà máy nhiệt điện hoạt động trên 40 năm bắt buộc phải chuyển đổi nhiên liệu. Trong năm nay, cùng với ban hành cơ chế, chính sách, các bộ, ngành sẽ triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ.

Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình chính phủ danh mục phân loại xanh, tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Đồng thời có các ưu đãi để cho các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi năng lượng xanh sẽ được cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh để phục vụ cho hoạt động chuyển đổi năng lượng của mình.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc thúc đẩy các lộ trình triển khai, cũng như các cơ chế hướng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi sử dụng nhiên liệu các nhà máy điện than, nhất là các nhà máy có tuổi đời trên 40 năm đang đặt ra cấp bách. Tất cả nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đồng thời góp phần thực hiện tốt các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu.

Tài chính cho đầu tư phát triển nói chung, chuyển đổi năng lượng nói riêng đòi hỏi nguồn vốn lớn, luôn là bài toán đau đầu. Theo các kịch bản chuyển đổi nhiệt điện than trong Quy hoạch điện VIII, ước tính tổng chi phí đầu tư để tiến tới net-zero vào năm 2050 khoảng 533,9 đến 657,8 tỷ USD. Trong đó, đầu tư cho nguồn điện khoảng 499,1 đến 631 tỷ USD.

Các giải pháp có thể được xem xét bao gồm cải tiến kỹ thuật, nâng cấp công nghệ để nâng cao hiệu suất, tăng khả năng vận hành linh hoạt; cải thiện chế độ vận hành, quy trình bảo trì bảo dưỡng; nghiên cứu áp dụng công nghệ lưu trữ CO2, xây dựng lộ trình và cơ chế chuyển dịch các nhà máy nhiệt điện than phù hợp để đảm bảo quá trình chuyển dịch công bằng cho tất cả các bên liên quan.

Có thể khẳng định rằng, xu hướng chung của thế giới, trong đó có Việt Nam là chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, sạch, giảm nhà máy nhiệt điện than. Định hướng chuyển đổi nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam trong Quy hoạch điện VIII phù hợp với các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng bằng "0". Song việc chuyển đổi là xu thế mới, do đó sẽ còn nhiều vấn đề phát sinh chưa được nhận biết và đánh giá đầy đủ mà Việt Nam với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cần phải giải quyết.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện

Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện

Sau một giờ tắt đèn, từ 20h30 – 21h30, thứ Bảy, ngày 22/3/2025, sự kiện Giờ Trái đất đã giúp tỉnh Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện.
Quảng Ninh tiết kiệm 25.000 kWh điện từ sự kiện Giờ Trái đất 2025

Quảng Ninh tiết kiệm 25.000 kWh điện từ sự kiện Giờ Trái đất 2025

Sau một giờ tắt đèn, từ 20h30 – 21h30, thứ Bảy, ngày 22/3/2025, sự kiện Giờ Trái đất đã giúp tỉnh Quảng Ninh tiết kiệm được 25.000 kWh điện.
Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm 448.000 kWh

Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm 448.000 kWh

Theo NSMO, sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh.
Năng lượng mặt trời tăng tốc, ngành dầu khí lép vế?

Năng lượng mặt trời tăng tốc, ngành dầu khí lép vế?

Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, chi phí của năng lượng mặt trời giảm mạnh đã đặt ra thách thức lớn đối với ngành dầu khí.
Nghịch lý dầu thô Mỹ: Dự trữ tăng, giá vẫn leo thang

Nghịch lý dầu thô Mỹ: Dự trữ tăng, giá vẫn leo thang

Trong vài tuần qua, thị trường dầu thô Mỹ đang đối mặt với tình huống nghịch lý, khi dự trữ dầu thô tăng, nhưng giá dầu lại không giảm mà ngược lại còn tăng.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất, lan tỏa tinh thần sống xanh

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất, lan tỏa tinh thần sống xanh

Sáng 22/3, Sở Công Thương Hà Nội và các đối tác đã tổ chức phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 nhằm lan tỏa tinh thần sống xanh đến người dân Thủ đô.
Longform | EVNNPC: Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất

Longform | EVNNPC: Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất

Những năm gần đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã chủ động thay đổi nhận thức - thói quen trong việc thực hiện chuyển đổi số.
PC Bắc Giang hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

PC Bắc Giang hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Để hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, tỉnh Bắc Giang đang kêu gọi các các tổ chức, cá nhân cùng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30-21h30 ngày 22/3.
PC Sơn La đạp xe hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

PC Sơn La đạp xe hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Sáng 21/3, Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã tổ chức hoạt động đạp xe diễu hành hưởng ứng "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025".
Đảm bảo cấp điện các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng miền Trung - Tây Nguyên năm 2025

Đảm bảo cấp điện các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng miền Trung - Tây Nguyên năm 2025

EVNCPC chủ động các phương án đảm bảo cung cấp điện phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên năm 2025.
Mỹ sẽ gia hạn giấy phép hoạt động của Chevron tại Venezuela?

Mỹ sẽ gia hạn giấy phép hoạt động của Chevron tại Venezuela?

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét việc gia hạn giấy phép cho tập đoàn năng lượng đa quốc gia Chevron tiếp tục khai thác dầu tại Venezuela.
Anh đẩy nhanh khoản đầu tư 5,2 tỷ USD nâng cấp lưới điện

Anh đẩy nhanh khoản đầu tư 5,2 tỷ USD nâng cấp lưới điện

Cơ quan quản lý năng lượng của Vương quốc Anh sẽ đẩy nhanh khoản đầu tư 4 tỷ Bảng Anh (5,2 tỷ USD) nhằm thúc đẩy phát triển lưới điện quốc gia.
PC Quảng Ninh hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025

PC Quảng Ninh hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025

Để hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, hiện Công ty Điện lực Quảng Ninh đang gấp rút phối hợp với các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện và tuyên truyền.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thúc đẩy kinh tế xanh

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thúc đẩy kinh tế xanh

Theo kế hoạch dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ trình Quốc hội trong tháng 3, hiện Bộ Công Thương đã hoàn tất việc tiếp thu, chỉnh lý.
Giá dầu của Nga giảm sâu, đồng Rúp tăng mạnh

Giá dầu của Nga giảm sâu, đồng Rúp tăng mạnh

Giá dầu thô của Nga tính theo đồng Rúp cho đến thời điểm này của tháng 3 đang thấp hơn 24% so với mức mục tiêu ngân sách liên bang cho năm 2025.
Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) có gì mới?

Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) có gì mới?

Mục đích ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về năng lượng nguyên tử.
EVNCPC: Tăng quản lý hành lang tuyến để đảm bảo an toàn trong vận hành

EVNCPC: Tăng quản lý hành lang tuyến để đảm bảo an toàn trong vận hành

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) yêu cầu các đơn vị thành viên tăng quản lý hành lang tuyến, đẩy mạnh tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân.
Vì sao nhiều trạm LNG nổi tại châu Âu bị bỏ không?

Vì sao nhiều trạm LNG nổi tại châu Âu bị bỏ không?

Mặc dù giá cao và nhu cầu ở châu Âu tăng mạnh, thế nhưng các trạm nhập khẩu LNG nổi tại Pháp và Đức đã bị bỏ không nhiều tháng. Vậy lý do là gì?.
6 bài học cho Việt Nam từ chính sách năng lượng Australia

6 bài học cho Việt Nam từ chính sách năng lượng Australia

Tình trạng bất ổn lưới điện, thiếu hụt điện, khí đốt đang là thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng Australia, mang lại nhiều bài học cho Việt Nam.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện

Nhờ phát huy hiệu quả các chương trình tiết kiệm điện, năm 2024, sản lượng điện tiết kiệm của Quảng Ninh đạt 134.533.191 kWh, tương đương tỷ lệ 2,05%.
Tiết kiệm hàng tỷ đồng nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả

Tiết kiệm hàng tỷ đồng nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả

Sử dụng đèn led tiết kiệm điện, lắp biến tần, tận dụng than nhiệt trị thấp để cung cấp nhiệt cho nồi hơi… đã giúp Than Núi Béo tiết kiệm trên 1 triệu kWh/năm.
Hoàn thành Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước ngày 20/3

Hoàn thành Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước ngày 20/3

Chiều 18/3, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp rà soát Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Sự suy giảm nhu cầu dầu toàn cầu tác động gì đến Việt Nam?

Sự suy giảm nhu cầu dầu toàn cầu tác động gì đến Việt Nam?

Sự dư thừa nguồn cung đang tạo ra một cú sốc lớn trên thị trường, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng khi nhu cầu dầu toàn cầu có dấu hiệu suy giảm.
Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025 sẽ được Hà Nội tổ chức vào ngày 22/3/2025 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Đảng bộ than Núi Béo - Một nhiệm kỳ vượt khó thành công

Đảng bộ than Núi Béo - Một nhiệm kỳ vượt khó thành công

Đảng bộ Công ty Cổ phần Than Núi Béo - Vincomin vượt khó, hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công ty lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động