Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội

Bài 2: Nhiều ý kiến đồng tình cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi)

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được nghiên cứu công phu, giải quyết được nhiều chính sách lớn, quan trọng.
Bộ Công Thương làm rõ nhiều nội dung liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi) Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 1

Chuẩn bị công phu, giải quyết nhiều vấn đề lớn

Thực hiện Nghị quyết số 129/2024/QH15, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Việc soạn thảo dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Cụ thể, Bộ Công Thương đã thực hiện tổng kết, đánh giá quy định của Luật Điện lực hiện hành, rà soát các luật có liên quan, xây dựng báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật và thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập tháng 3/2024 để tiến hành soạn thảo dự án luật.

Dự án Luật đã được gửi lấy ý kiến theo quy định từ tháng 3 đến tháng 5/2024; được Bộ Tư pháp thẩm định và được Chính phủ thông qua để trình Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký ban hành Tờ trình số 380/TTr-CP ngày 7/8/2024 trình Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Cùng với đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan của Quốc hội đã thực hiện thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Trong đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương tổ chức nhiều cuộc khảo sát, tổ chức hội nghị, hội thảo, làm việc với doanh nghiệp, lấy ý kiến chuyên gia đóng góp ý kiến hoàn thiện.

Qua nghiên cứu dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Thường trực Hội đồng Dân tộc cũng đã hai lần tham gia thẩm tra dự án Luật này (cả thẩm tra sơ bộ và thẩm tra bổ sung) gồm: Báo cáo số 1728 ngày 15/08/2024 tham gia thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và Báo cáo số 1854 ngày 02/10/2024 tham gia thẩm tra bổ sung dự án Luật.

Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên họp cho ý kiến dự án Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 19/8/2024. Dự án Luật này cũng được Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến vào ngày 29/8/2024.

Trên cơ sở này, Bộ Công Thương đã tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của các đại biểu và hiệu chỉnh hồ sơ xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trên cơ sở ý kiến góp ý của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ý kiến của các tổ chức, cá nhân tham dự các cuộc khảo sát và Hội thảo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. Hồ sơ dự án Luật Điện lực (sửa đổi) sau khi tiếp thu, giải trình đã được Bộ Công Thương báo cáo Lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến.

Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 130 điều. Trong đó, Chương I. Quy định chung bao gồm 8 điều. Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực để hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng và các cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 trong thời kỳ mới.

Đồng thời, thể chế hóa đầy đủ các quy định của Đảng, chính sách của nhà nước liên quan đến chính sách giá điện, áp dụng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ điện cao và phát thải cao, cơ sở lưu trú du lịch, các khách hàng sản xuất sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển và trạm sạc điện phục vụ phương tiện giao thông xanh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, chủ trương của nhà nước; chính sách phát triển điện phục vụ vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bổ sung một số giải thích từ ngữ liên quan đến hoạt động điện lực như các loại giá điện, các nhà máy điện…

Bên cạnh đó, quy định nguyên tắc chung trong phát triển điện hạt nhân nhằm góp phần đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu trung hoà các bon vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP 26; sửa đổi, bổ sung các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện để phù hợp với tình hình mới và bổ sung 1 điều quy định về áp dụng pháp luật giữa Luật Điện lực và Luật khác có liên quan phù hợp với tính chất đặc thù của Luật Điện lực.

Tại Chương II. Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực bao gồm 4 mục với 22 điều như sau: Mục 1. Quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển nguồn, lưới điện cấp tỉnh và kế hoạch thực hiện quy hoạch, bao gồm 09 điều; Mục 2. Đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực, gồm 8 điều; Mục 3. Lựa chọn nhà đầu tư dự án điện lực, gồm 3 điều; Mục 4. Dự án nhà máy điện đầu tư theo phương thức PPP áp dụng loại hợp đồng đầu tư xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT, gồm 2 điều.

Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về yêu cầu đặc thù của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong Quy hoạch tỉnh nhằm làm rõ đối tượng quản lý quy hoạch theo phân cấp (quốc gia, tỉnh); bổ sung cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện, theo dõi tiến độ và cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ nhằm quản lý tiến độ các dự án điện; quy định việc đầu tư, xây dựng công trình điện khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện; bổ sung quy định về hợp đồng dự án đối với dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức PPP áp dụng loại hợp đồng BOT.

Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới gồm 2 mục với 16 điều như sau: Mục 01. Quy định về điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, bao gồm 7 điều; Mục 02. Quy định về phát triển điện gió ngoài khơi, bao gồm 09 điều. Chương này được bổ sung mới nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đặc biệt là điện tự sản tự tiêu, điện gió ngoài khơi.

Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 13 điều quy định cụ thể việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện theo phân cấp tại trung ương và địa phương, trong đó, bổ sung 06 điều về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực với các lĩnh vực và quyền, nghĩa vụ của đơn vị được cấp phép.

Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 3 mục với 29 điều như sau: Mục 1. Thị trường điện cạnh tranh gồm 12 điều; Mục 2. Hợp đồng mua bán điện và dịch vụ cung cấp điện gồm 14 điều; Mục 3. Giá điện và giá các dịch vụ về điện gồm 3 điều.

Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về: Hợp đồng kỳ hạn điện; Mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện; Quyền và nghĩa vụ của đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh; sửa đổi chủ yếu về giá điện và giá các dịch vụ về điện theo các cấp độ thị trường điện cạnh tranh phù hợp với các chủ trương, chỉ đạo về giá điện, cơ chế điều chỉnh giá điện trong thị trường điện cạnh tranh, nguyên tắc tiến tới xóa bỏ “bù chéo” trong giá điện.

Chương VI. Vận hành, điều độ Hệ thống điện quốc gia bao gồm 13 điều. Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về các nội dung về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, liên kết lưới điện với nước ngoài và quản lý nhu cầu điện.

Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 03 mục với 22 điều như sau: Mục 1. Bảo vệ công trình điện lực bao gồm 8 điều; Mục 2. An toàn điện bao gồm 8 điều; Mục 3. An toàn công trình thủy điện bao gồm 06 điều. Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về Bảo vệ an toàn công trình nguồn điện, Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, Yêu cầu chung về an toàn điện và 1 mục mới (6 Điều) về an toàn theo đặc thù trong lĩnh vực thủy điện mà hiện nay Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước chưa quy định.

Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 4 điều, quy định về trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về điện lực theo nguyên tắc phân cấp rõ ràng, cụ thể hóa trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về điện lực.

Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều, trong đó bổ sung 01 điều quy định chuyển tiếp nhằm bảo đảm việc áp dụng pháp luật được thống nhất, không có khoảng trống pháp lý khi Luật này có hiệu lực và Luật Điện lực năm 2004 hết hiệu lực.

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2: Nhiều ý kiến đồng tình cần thiết ban hành Luật
Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Đáng chú ý, dự thảo Luật bổ sung 68 điều về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi), năng lượng mới (như hydrogen), cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần…

Mặc dù việc tăng các Điều, Khoản trong dự thảo Luật chủ yếu và thực chất là các quy định để mở đường cho việc phát triển mạnh mẽ tiềm năng năng lượng tái tạo của đất nước; phát triển thị trường điện cạnh tranh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; bổ sung quy định việc đầu tư xây dựng công trình điện khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện và chế tài xử lý nghiêm các dự án điện chậm tiến độ. Các quy định này mới xuất hiện trong Luật Điện lực (sửa đổi) lần này tuy nhiên hầu hết các vấn đề đã được đúc rút, kiểm chứng qua thực tế triển khai các hoạt động điện lực trong thời gian vừa qua.

Trong quá trình xây dựng dự án luật, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng nội dung Dự thảo đảm bảo về sự tương thích với các điều ước/cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và nguyên tắc bảo đảm bình đẳng nam, nữ và không phân biệt đối xử về giới, cụ thể hóa và đảm bảo quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và Luật Bình đẳng giới.

Dự thảo Luật này không có nội dung trái Hiến pháp, các nội dung đề xuất công khai, minh bạch, không có chính sách trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Đáng chú ý, dự thảo Luật được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước (trung ương và địa phương) trong việc xây dựng chính sách, quản lý ngành điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Về thủ tục hành chính, đã bãi bỏ 19 thủ tục hành chính (TTHC), sửa đổi, bổ sung 1 TTHC; 29 TTHC mới; giữ nguyên 4 TTHC. Tất cả các TTHC phát sinh đã được đánh giá tác động tại Bản đánh giá TTHC kèm theo trong hồ sơ dự án Luật.

Nhất trí với nhiều chính sách phát triển năng lượng

Về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với sự cần thiết của việc xây dự án Luật này, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khắc phục các khó khăn, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Luật Điện lực năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung).

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2: Nhiều ý kiến đồng tình cần thiết ban hành Luật
Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Lâm Hiển

Đánh giá về Luật Điện lực (sửa đổi) tại phiên họp tổ của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Đặng Bích Ngọc - đoàn Hòa Bình cho biết, trong bối cảnh nhu cầu điện năng và công nghệ phát triển không ngừng, qua gần 20 năm thực hiện, Luật Điện lực năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi cần được sửa đổi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Dự thảo Luật bám sát vào các chính sách đã được Chính phủ trình Quốc hội. Luật Điện lực (sửa đổi) lần này sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì điện năng là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Đặc biệt, việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào nguồn điện lưới quốc gia và cắt giảm chi phí điện dài hạn. Điều này cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng tính bền vững.

Luật Điện lực (sửa đổi) cũng mở cửa cho nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất, phân phối và kinh doanh điện, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia vào thị trường. Điều này tạo ra cạnh tranh, dẫn đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho các doanh nghiệp sử dụng điện. “Do đó, việc ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) lần này hết sức cần thiết và cấp bách cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai sắp tới” - đại biểu đoàn Hà Bình nhấn mạnh.

Theo đại biểu Lê Quân - đoàn TP. Hà Nội, việc xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) rất cần thiết, giải quyết được nhiều chính sách lớn, quan trọng. Chẳng hạn, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước và vấn đề tách bạch giữa sản xuất và phân phối, qua đó giải quyết được nhiều nguồn lực xã hội tham gia và nhiều đối tượng xã hội tham gia vào. Theo tôi, giải quyết được tốt bài toán này cũng giúp ngành điện có được sự minh bạch hơn, giúp thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn; đồng thời, giải quyết được nhiều vướng mắc mà các sơ đồ điện chúng ta chậm ra.

Bởi vì trong điện lực, có rất nhiều yếu tố chi phối, trong đó, là “bài toán” tham gia của đầu tư công, đầu tư tư, tiếp đó liên quan đến đặc thù các khu vực Tây Bắc, Tây Nam Bộ, hay miền Trung khác nhau, hay những nơi có khả năng cao về sản lượng hoặc những nơi có nhu cầu lớn về tiêu dùng…, đặc biệt trong những lĩnh vực mới. Với các chính sách được đưa ra, chúng tôi đánh giá Luật này đã được dự thảo tương đối tốt và chi tiết.

Về chính sách chuyển đổi năng lượng, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, cần có sự cam kết, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa. Vì thực tế cho thấy, không thể cứ làm điện sạch thì sẽ chuyển đổi tốt. Quan trọng là vấn đề tiêu thụ năng lượng.

Nếu tập trung đầu tư xây dựng nhiều nhà máy cán thép, luyện kim... thì sử dụng năng lượng nhiều, như vậy phải làm nhiều nhà máy điện - nhất là nhà máy điện hóa thạch. Điều này lại đặt ra bài toán về môi trường, trong khi chúng ta hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế sạch. Vì thế, bài toán đặt ra trong luật này là xử lý được vấn đề chuyển đổi năng lượng như các chính sách ưu tiên đầu tư, định hướng, nhất là về giá, chi phí môi trường liên quan, thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề đó.

Đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm - đoàn Sóc Trăng nhận định, trên cơ sở đánh giá, tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian qua, việc trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn và sửa đổi chủ yếu 62 điều, bỏ 4 điều, bổ sung 68 điều với một số điểm mới, phù hợp với thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

"Các tài liệu được công bố, lộ trình ngắn - trung hạn, cần phải tăng tổng nguồn cung điện 10 - 15%/năm mới đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của toàn nền kinh tế quốc gia, và trong dài hạn là phải theo lộ trình hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại COP26" - bà Diễm nêu.

Qua quá trình nghiên cứu các văn bản được trình tại kỳ họp này, về chính sách phát triển năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới và phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, đại biểu đồng tình ủng hộ các chính sách cụ thể để phát triển năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay và xu hướng của thế giới.

Tuy nhiên, dự thảo Luật cần thể hiện cơ chế cụ thể, đồng bộ và nhất quán với chính sách phát triển năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới (tại khoản 8, điều 5). Trước mắt, tiếp tục thực hiện tốt quan điểm của Chính phủ về thí điểm dự án như hiện nay, gia tăng nội lực, hướng đến làm chủ công nghệ, ít nhất ở khâu vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và tiến tới nội địa hóa các thiết bị; xem xét thúc đẩy các cơ sở nghiên cứu, tổ chức khoa học đầu tư nguồn lực để chúng ta chủ động trên sân nhà trong việc khuyến khích phát triển điện gió ngoài khơi.

Để hướng đến giảm phát thải, Net Zero, thúc đẩy khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, chúng ta đã có nhiều cơ chế và đã đạt được nhiều thành quả (tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện tăng cao). Song để duy trì sự ổn định và nâng cao hơn nữa các nguồn điện sạch cần xem xét xây dựng các trung tâm/dự án lưu trữ năng lượng quốc gia ở những nơi có tiềm năng về năng lượng (sử dụng pin lưu trữ điện); sớm hoàn thiện khung pháp lý cho các dự án thủy điện tích năng đang đầu tư xây dựng, hay các dự án khác đã có trong kế hoạch điện VIII.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh - đoàn Bình Định nhấn mạnh, việc nghiên cứu xây dựng dự án Luật Điện lực mới thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 là rất cần thiết và dự thảo Luật đã được nghiên cứu khá công phu.

Về tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, dự thảo Luật quy định một số nội dung mới như: Chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, điện hạt nhân. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là các luật đang được xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Đại biểu cũng đồng tình cao về chính sách của Nhà nước trong phát triển điện lực, đặc biệt là chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới tại khoản 9 điều 5. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững nguồn điện tái tạo, điện năng lượng, năng lượng xanh, đại biểu kiến nghị trong luật cần tiếp tục rà soát, tham chiếu các quy định pháp luật liên quan để có quản lý, phát triển, sử dụng phù hợp.

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2: Nhiều ý kiến đồng tình cần thiết ban hành Luật
Đại biểu Dương Bình Phú - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

Đại biểu Dương Bình Phú - đoàn Phú Yên bày tỏ, cần thiết ban hành dự án Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện; đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời, khắc phục các bất cập trong quá trình thực thi Luật Điện lực hiện hành.

Về tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giá, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật... và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; trong đó đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý một số nội dung sau: Điểm c khoản 4 Điều 3 Luật Giá năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024) quy định việc định giá của Nhà nước đối với một số mặt hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan như sau: “c) Giá điện và giá các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực”.

Khoản 3 Điều 23 Luật Giá năm 2023 quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: a) Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này...”.

Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì rà soát quy định về giá điện trong dự thảo Luật để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Giá về thẩm quyền ban hành phương pháp định giá. Đồng thời, rà soát để quy định rõ về thẩm quyền, hình thức và phương pháp định giá đối với giá điện và giá các dịch vụ về điện để đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Trước đó, tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ngày 29/8, thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho hay, để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển điện lực, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Điện lực hiện hành, Chính phủ đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật, đồng thời, trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự án Luật tại Phiên họp thứ 36. Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan đã phối hợp tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ và đưa ra thảo luận tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

"Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực; thống nhất cần có chính sách đột phá để phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng" - Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Đồng thời, cơ bản nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật; việc bổ sung các nội dung về chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực; quy định về phạm vi, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch được quy định trong dự thảo luật…

Bài 3: Tin tưởng và kỳ vọng từ những chính sách mới, đột phá

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhiều doanh nghiệp đồng thuận và đánh giá cao 6 nhóm giải pháp được Bộ trưởng Bộ Công Thương đưa ra tại hội nghị gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo.
Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước để đảo bảo sử dụng nguồn nước hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước cho hạ du mùa khô năm 2025.
Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Tối ngày 13/12/2024, tổ máy số 2 của công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng chính thức được đóng điện hòa lưới thành công, hoàn thành vượt tiến độ 18 ngày.
Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Tối ngày 13/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động của Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2.
Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Trước những khó khăn vướng mắc liên quan đến các dự án truyền tải điện, UBND tỉnh Long An và EVNNPT đã họp bàn tìm giải pháp tháo gỡ.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tỉnh Yên Bái và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã họp bàn để đốc thúc triển khai khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đảm bảo đúng tiến độ.
Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Ngày 12 và 13/12, đoàn công tác Bộ Công Thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đã làm việc với TP. Cần Thơ và Trà Vinh về phát triển năng lượng tái tạo.
Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng lượng phát thải CO₂ của ngành điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2050 tới 21%.
Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Chiều 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo giữa EVN và các nhà thầu.
Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Theo TS. Tạ Văn Thưởng, phát triển nguồn điện hạt nhân mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng...
EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) triển khai đồng bộ các phương án đảm bảo nguồn điện đáp ứng sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Theo Quyết định số 1544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sẽ có nhiều Quyết định, Nghị định, Thông tư được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Ngày 11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1544/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Điện lực.
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn: Ứng dụng chuyển đổi số trong cải cách hành chính

Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn: Ứng dụng chuyển đổi số trong cải cách hành chính

Nhiệt điện Nghi sơn ứng dụng chuyển đổi số trong cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên thực hiện các thủ tục hành chính.
Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Tổng công ty Điện lực miền Nam và UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký kết kế hoạch thực hiện 4 công trình trọng điểm ngành điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp năng lượng tái tạo và điện khí

Phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp năng lượng tái tạo và điện khí

Tiềm năng về nhu cầu phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp năng lượng tái tạo và điện khí rất lớn.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Trong 11 tháng năm 2024, Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đan Mạch về hợp tác trong lĩnh vực điều độ điện

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đan Mạch về hợp tác trong lĩnh vực điều độ điện

Chiều ngày 9/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tiếp ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và cơ quan điều độ điện Đan Mạch.
Đánh thức giấc mơ

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 4 - Viện Năng lượng khuyến nghị gì?

Những 'bước đi' năng động, sáng tạo, có lộ trình sẽ góp phần thành công khi tái khởi động chương trình điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Biến chuyển mới tại dự án đường dây 500Kv Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa

Biến chuyển mới tại dự án đường dây 500Kv Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa

Dự án đường dây 500kV Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa là dự án cấp bách, trọng điểm quốc gia có tổng mức đầu tư hơn 219 tỷ đồng, nằm trên địa bàn huyện Củ Chi.
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Sa Đéc

Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Sa Đéc

Trạm biến áp 220kV Sa Đéc vừa được nâng công suất lên gấp đôi giúp tăng cường đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Đồng Tháp và vùng lân cận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đường dây 500 kV mạch 3 truyền cảm hứng cho cả dân tộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đường dây 500 kV mạch 3 truyền cảm hứng cho cả dân tộc

Sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị làm nên kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3.
Đường dây 500kV mạch 3: Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm của tuổi trẻ

Đường dây 500kV mạch 3: Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm của tuổi trẻ

Việc triển khai Dự án ĐZ 500kV mạch 3, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm của tuổi trẻ.
Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện dự án đường dây 500kV

Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện dự án đường dây 500kV

Tỉnh Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị từ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đến các cấp uỷ, chính quyền các địa phương để hoàn thành dự án đường dây 500 kV.
Những con số ấn tượng của dự án đường dây 500kV mạch 3

Những con số ấn tượng của dự án đường dây 500kV mạch 3

Hơn 6 tháng thi công, huy động khoảng 15.000 người; gia công 139.000 tấn thép....là những con số nổi bật của dự án đường dây 500kV mạch 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động