Ba ngân hàng sụp đổ: Không phải sự lặp lại của cuộc đại khủng hoảng tài chính (GFC)
Khủng hoảng tài chính tại Nga kéo giá vàng giảm ASEAN+3 đề ra phương án đối phó các cuộc khủng hoảng tài chính |
Sự sụp đổ của một số ngân hàng vừa và nhỏ vừa qua đã khiến tâm lý lo ngại về khả năng khủng hoảng tài chính tăng cao. Liên quan đến vấn đề này, Công ty tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield vừa đưa ra những nhận định đầu tiên nhằm trấn an dư luận trong thời điểm bất ổn tăng cao.
Theo đó, Cushman & Wakefield khuyến cáo các nhà đầu tư thời điểm này nên thận trọng và bình tĩnh hơn là những phản ứng thái quá.
Đừng hoảng loạn, chỉ mới có ba ngân hàng sụp đổ
Ba ngân hàng sụp đổ gần đây gồm Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate Bank. Đây là ba trong số 4,236 ngân hàng thương mại Mỹ được bảo trợ bởi Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC). Hơn nữa, đa số các ngân hàng khác có danh mục đầu tư cân bằng hơn và không quá phụ thuộc vào một lĩnh vực. Ba ngân hàng vừa sụp đổ chủ yếu tập trung khoản tiền gửi và cho vay đối với lĩnh vực như công nghệ (ngân hàng SVB) và tiền điện tử (ngân hàng Signature và ngân hàng Silvergate). Có khả năng một số ngân hàng nữa sẽ chịu áp lực do các vấn đề về thanh khoản nhưng tính đến thời điểm viết bài này, chỉ có ba ngân hàng thất bại và đều nằm trong những trường hợp cá biệt, nên sự việc này không đồng nghĩa với khủng hoảng.
![]() |
Ngân hàng SVB. Ảnh internet |
Đây không phải là sự lặp lại của cuộc đại khủng hoảng tài chính (GFC)
Lý do là trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ, hai vụ ngân hàng phá sản SVB và Signature Bank đại diện cho cuộc sụp đổ lớn thứ hai và thứ ba (sau Washington Mutual). Tuy nhiên, tài sản của họ lần lượt là 209 tỷ USD và 118 tỷ USD, vẫn ít hơn nhiều so với các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ khi mà bốn ngân hàng lớn nhất sở hữu hơn 9 nghìn tỷ USD. Nhìn lại cuộc Đại khủng hoảng Tài chính trong lịch sử, ngay cả những ngân hàng lớn nhất cũng phải chịu áp lực. Nhưng lần này, thử thách cấp bách nhất lại tập trung ở những ngân hàng đa quốc gia.
Thêm vào đó, hệ thống tài chính ở hiện tại vững vàng hơn thời đại khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hệ thống ngân hàng đã trải qua những cuộc cải tổ lớn để điều tương tự sẽ không lặp lại. Các ngân hàng được vốn hóa nhiều hơn và được bảo vệ tốt hơn cho các tình huống xấu. Các tỷ lệ vốn tổng hợp vào năm 2022 đều vượt ngưỡng quy định tối thiểu ở mức thấp nhất.
Cơ quan chính sách cũng đã có động thái phản ứng nhanh hơn thời đại khủng hoảng tài chính. Ngân hàng SVB chính thức sụp đổ vào ngày 10/3, và chỉ hai ngày sau đó, Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang đã thiết lập một cơ sở tín dụng khẩn cấp cho các ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản (được đặt tên là Cơ sở tài trợ có kỳ hạn cho ngân hàng), nhờ đó bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi và cung cấp niềm tin ban đầu cho thị trường. Chương trình lịch sử này, theo Fed công bố, sẽ xác lập lại cách các ngân hàng có thể đối mặt và giải quyết các cuộc khủng hoảng thanh khoản do rủi ro lãi suất gây ra. Hơn nữa, Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) đang tiến hành các hoạt động thanh lý bình thường, có trật tự, giống như trong bất kỳ vụ đổ vỡ nào khác.
Trong khi đó, các vấn đề hiện tại mà một số ngân hàng phải đối mặt áp lực xuất phát từ rủi ro lãi suất đối với các tài sản giữ đến ngày đáo hạn, không liên quan đến hiệu quả của danh mục tín dụng hoặc dư nợ cho vay của họ. Ngược lại, trong thời kỳ đại khủng hoảng tài chính, các ngân hàng lại phải đối mặt với khủng hoảng tín dụng thông qua thị trường nợ lớn nhất và quan trọng nhất - đó là các khoản thế chấp nhà ở của hộ gia đình. Đây là hai thách thức rất khác nhau, với những nguyên nhân cơ bản rất khác nhau.
Thị trường cho vay trở nên khó khăn hơn
Dự báo các ngân hàng sẽ tiếp tục thắt chặt tín dụng cho vay nhằm đảm bảo giảm rủi ro về vốn. Bên cạnh những nguồn vốn khác, vốn cấp từ ngân hàng thường chiếm 40% tổng hoạt động cho vay bất động sản thương mại. Chính vì vậy, khi ngân hàng thắt chặt khoản vay sẽ làm chậm các giao dịch bất động sản thương mại trong khu vực. Tuy nhiên, một môi trường cho vay nghiêm ngặt và thận trọng hơn sẽ tạo được môi trường đầu tư an toàn và lâu dài, hỗ trợ sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Fed có thể nới lỏng chính sách tiền tệ. Chắc chắn rằng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ phải tính toán lại chính sách tiền tệ trong cuộc họp vào tuần tới ngày 21-22 tháng Ba, dưới những thất bại của các ngân hàng. Sự sụp đổ của các ngân hàng này có thể làm giảm triển vọng lãi suất trong thời gian còn lại của năm, do những bất ổn gia tăng sẽ thắt chặt các điều kiện thị trường tài chính, giảm bớt động lực kinh tế vĩ mô và từ đó giúp Fed hoàn thành một phần công việc của họ. Trước khi xảy ra ba vụ phá sản ngân hàng, các nhà đầu tư đã tính 80% xác suất tăng lãi suất là 50 điểm cơ bản vào tháng Ba. Tuy nhiên, sau ngày sụp đổ, hiện có 1/3 khả năng FOMC sẽ giữ lãi suất ổn định và 2/3 xác suất tăng lãi suất còn 25 điểm cơ bản, tùy thuộc vào việc xem xét các điều kiện diễn ra như thế nào.
Quan sát không phải là chiến lược tệ nhất
Tỷ lệ cho vay trên giá trị hiện nay nằm trong khoảng 55-60% so với 70-80% trong GFC. Tỷ lệ bao phủ dịch vụ nợ vẫn rất lành mạnh, trung bình trong khoảng 2-2,5. Nói cách khác, nếu tỷ lệ của họ là cố định, chủ sở hữu thông thường có nhiều hơn gấp đôi Thu nhập hoạt động ròng (NOI) cần thiết để trả khoản thế chấp hàng tháng của họ. Kỳ vọng lạm phát vẫn rất thấp, được cố định dưới 2,5% - kỳ vọng trung bình trong khoảng thời gian 5 năm bắt đầu từ 5 năm kể từ ngày dữ liệu được báo cáo. Con số này phù hợp với tỷ lệ lạm phát mục tiêu của Fed.
Đối với thị trường nợ, lợi suất lạm phát dài hạn đang hấp dẫn hơn so với những năm trước và trong bối cảnh thị trường nợ bùng nổ nhanh chóng có thể tạo ra các lựa chọn tái cấp vốn mạnh mẽ hơn. Cũng đáng chú ý là lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm từ mức 3,9% trước vụ sụp đổ SVB xuống trong phạm vi 3,4%, điều này sẽ giúp ích cho một số nhà đầu tư trong việc tái cấp vốn khi tình trạng bất ổn giảm dần. Lãi suất thấp hơn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ chuyển sang các khoản thế chấp thương mại mới, nhưng sự chuyển đổi này được đánh giá là không đáng kể.
Một vấn đề đáng lo ngại là, có 1,1 nghìn tỷ USD vay thế chấp thương mại sẽ đáo hạn vào năm 2023 và 2024 (so với 750 tỷ USD hai năm trước). Bất chấp những nỗ lực gần đây, lãi suất dự kiến sẽ vẫn tăng (và cao hơn lãi suất của các khoản vay đáo hạn), điều này sẽ khiến việc tái cấp vốn trở nên khó khăn hơn khi các khoản vay đó đáo hạn trong hai năm tới.
Tin mới cập nhật

Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về quản lý các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung hai luật về xuất, nhập cảnh

Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực

Vinachem phải tự cân đối nguồn lực để tăng thêm năng lực tài chính

Tập đoàn Adani của Ấn Độ muốn đầu tư thêm 10 tỷ USD tại Việt Nam

Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận hai dự án luật
Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với Séc

Chủ tịch nước biểu dương các "gương mặt vàng" của Việt Nam tại SEA Games 32

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 6 năm 2023

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Tổng Bí thư hội đàm với Chủ tịch Đảng 'Nước Nga Thống nhất', Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga

Nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác song phương Việt Nam - Liên bang Nga

Chính phủ đưa giải pháp giữ vững kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Khối lượng công việc lớn, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng dự Phiên thảo luận 'Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng'
Đọc nhiều

Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Nỗ lực giảm địa bàn cắt điện, tiếp tục khuyến nghị tiết kiệm

Hàng loạt vi phạm tại các dự án do Ban Quản lý dự án TP. Điện Biên Phủ làm chủ đầu tư

Bộ Công Thương và EVN đối thoại doanh nghiệp để gỡ vướng cho dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Giá chung cư hết thời tăng nóng, người mua có nên "xuống tiền"?

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng
