AEM-52 và bản sắc Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế, thương mại và đầu tư thế giới còn trồi sụt, tiềm ẩn không ít bất trắc do dịch bệnh Covid-19; đã có nhiều lo ngại về năng lực nội sinh, khả năng hợp tác nội khối cũng như giữa ASEAN với các nước. Nhưng diễn biến Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM-52) và các hội nghị liên quan, tổ chức từ ngày 22 - 29/8/2020 đã cho thấy kết quả đầy tích cực. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa đúng vào năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.

Nội khối - thúc đầy để các sáng kiến đi đến thành công

Với quy mô tổng thương mại hàng hóa lên tới 2.800 tỷ USD và tổng GDP lên tới hơn 3.000 tỷ USD, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Năm 2019, các nước ASEAN đều có tốc độ tăng trưởng rất đáng kể và ngoạn mục, nằm trong top những nước có tốc độ tăng trưởng GDP hàng đầu thế giới.

Năm 2020, dịch Covid-19 đã đặt thế giới vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ, đe dọa phá hỏng và đẩy lùi những nỗ lực phát triển của thế giới, trong đó ASEAN không phải là ngoại lệ.

Những khó khăn đó xảy đến đúng vào năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Thách thức lớn nhất ở đây có mấy điểm đáng chuá yá: Thûá nhêët, khủng hoảng do Covid-19 đem lại không đơn thuần là y tế mà còn trải rộng trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, an sinh. Thûá hai, các nước thành viên ASEAN dồn toàn lực chống lại dịch bệnh này có thể khiến cho các chương trình, sáng kiến hợp tác có thể chậm lại hoặc khả năng xấu nhất là đình hoãn, hủy bỏ. Thûá ba, có những quốc gia bên ngoài khu vực tận dụng tình hình để mưu cầu lợi ích địa chiến lược riêng, chất chồng thêm thế khó cho phát triển của ASEAN.

Những thách thức đó có thể nói là hoàn toàn phi truyền thống, không có sẵn “đáp án” hóa giải. Cùng đó, phải giải cho được bài toán không để đứt gãy chuỗi hợp tác, không để dịch Covid – 19 gây ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các quốc gia. Đặc biệt, cần đạt được những mục tiêu ngắn hạn để giúp giải quyết khó khăn trước mắt của nền kinh tế ASEAN.

0324-cvd-2498
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52

Với tâm thế chủ động, linh hoạt và năng động, Việt Nam dồn không ít nỗ lực thúc đẩy tổ chức các hội nghị cấp Bộ, cấp vụ cũng như cấp Nhóm công tác nhằm duy trì việc vận hành của Khung hợp tác kinh tế ASEAN; thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, kết nối, sáng tạo mà những nội dung được thể hiện tại AEM-52 là một đặc sắc mang dấu ấn Việt Nam rất rõ..

Có thể dẫn ra ở đây các nội dung thảo luận về định hướng đàm phán, hướng tới mục tiêu kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo ASEAN; triển khai Kế hoạch tổng thể năm 2025 của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đặc biệt là việc đánh giá giữa kỳ để có thể điều chỉnh Kế hoạch tổng thể năm 2025 phù hợp với bối cảnh mới trong khu vực cũng như giúp ASEAN vượt qua các thách thức trên quy mô toàn cầu.

Trong số 13 ưu tiên, sáng kiến (PED) do Việt Nam đề xuất trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020, đã hoàn thành việc thực hiện 2 sáng kiến liên quan đến xây dựng Chỉ số hội nhập số ASEAN và kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN. Đáng mừng ở đây là các chuỗi PED còn lại đang trong giai đoạn cuối hướng đến hoàn thành.

Chủ trì AEM-52, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam đã chủ động thích ứng, nhanh chóng thay đổi phương thức tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ ASEAN từ truyền thống sang họp trực tuyến, góp phần đảm bảo các hoạt động hợp tác kinh tế từ cấp Bộ trưởng đến cấp kỹ thuật của ASEAN diễn ra theo đúng kế hoạch.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá việc hoàn thành các sáng kiến, ưu tiên kinh tế sẽ góp phần quan trọng củng cố, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của AEC, đồng thời giúp ASEAN chủ động ứng phó với các thách thức phi truyền thống trong tương lai.

Ngoại khối - trong "ấm" để ngoài thêm "êm"

Bối cảnh của kinh tế thế giới từ đầu năm đến nay tuy đặt ra những thách thức chưa từng có cho ASEAN nhưng cũng là cơ hội để ASEAN khẳng định, nổi lên như một điểm sáng, thu hút hợp tác và đầu tư…

AEM-52 đã thảo luận và ra được Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3, Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Nhật Bản, Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Trung Quốc và Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Hàn Quốc.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã rất chủ động và tích cực phối hợp với các nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN để xây dựng hàng loạt nội dung mới, bổ sung cho các hội nghị cấp cao, các cơ chế hợp tác giữa nước ASEAN với 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (ASEAN+3) và các đối tác khác để bảo đảm được mục tiêu và yêu cầu trong việc đối phó với dịch bệnh cũng như tạo thuận lợi phát triển nền kinh tế ASEAN.

Đây có thể nói là một điều bất ngờ với các chuyên gia bởi bên cạnh các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN có thể ngồi được với nhau thì họ cũng đã kết nối, tập hợp được các đồng nghiệp của các đối tác phát triển, tập trung thảo luận với sự hỗ trợ của công nghệ liên lạc. Điều đó cho thấy các đối tác đã ghi nhận, tìm thấy ở ASEAN một niềm tin chiến lược và thể hiện tập trung thống nhất, đồng thuận trong đường hướng hợp tác.

Bình thường gặp gỡ, ra được các tuyên bố chung trong sinh hoạt kinh tế, thương mại và đầu tư của thế giới ngày nay chưa bao giờ là một công việc dễ dàng nhưng có được điều đó trong năm mà Việt Nam là Chủ tịch ASEAN có thể nói là một điều hiếm thấy.

Không còn nghi ngờ gì nữa, nói như Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thông qua các tuyên bố chung, sáng kiến hợp tác, một lần nữa ASEAN đã khẳng định vai trò trung tâm trong các vấn đề toàn cầu cũng như tinh thần chủ động thích ứng với những thách thức khu vực và thế giúái.

“Những tuyên bố, sáng kiến, kế hoạch hành động chính là cơ sở quan trọng giúp ASEAN và các nước đối tác triển khai những giải pháp cần thiết, cùng nhau vượt qua đại dịch trong thời gian ngắn hạn và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động