CẬP NHẬT LIÊN TỤC hoạt động ủng hộ, giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả bão lụt của ngành Công Thương
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt” của Báo Công Thương
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm
Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa
Tổng cục Quản lý thị trường quyên góp được hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ bà con vùng lũ
Tiêu điểm
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi tố 4 đối tượng tháo thiết bị hành trình tàu cá để đánh bắt trái phép
Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn
Các lãnh đạo Bộ Xây dựng được phân công nhiệm vụ như thế nào?
Bộ Công Thương tiếp tục ủng hộ 1,6 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3
Vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả: Chủ tịch huyện Châu Đức nói sẽ thanh tra toàn diện
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 2.778 triệu USD
Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam
Thanh Hóa tiếp nhận hơn 21,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam
Chùm ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết quả ngành Công Thương đạt được có thể nói là một kỳ tích
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ
Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền', hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ
Phó Thủ tướng: Bức tranh kinh tế của ngành Công Thương thể hiện nhiều kết quả toàn diện
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết quả ngành Công Thương đạt được có thể nói là một kỳ tích
Thanh Hóa tiếp nhận hơn 21,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam
Khơi dậy lòng nhân ái trong học sinh: Tuổi nhỏ làm việc không nhỏ
Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Bộ Công an biểu dương Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả
Bộ Công Thương tiếp tục ủng hộ 1,6 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3
Trao số tiền ủng hộ 1,6 tỷ đồng đến Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 17/9/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng gửi lời chia sẻ sâu sắc tới đồng bào các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản khi cơn bão số 3 đi qua. Lãnh đạo Bộ Công Thương mong rằng, thiệt hại lần này sẽ được khắc phục nhanh chóng, những gia đình, nạn nhân sẽ sớm ổn định cuộc sống và vượt qua được những đau thương này.
Bộ Công Thương tiếp tục ủng hộ 1,6 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3 |
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 12 - 14/9 đoàn công tác của Bộ Công Thương đã đến 6 tỉnh, trao 15.000 phần quà và 5 tỷ đồng cho các địa phương trực tiếp chịu hậu quả nặng nề của bão số 3.
Các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương cũng đã quyên góp ủng hộ, với tổng số tiền từ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là 2,6 tỷ đồng.
Tiếp nhận ủng hộ, ông Hoàng Công Thuỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ lòng cảm ơn Bộ Công Thương và khẳng định số tiền ủng hộ này sẽ được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch và phân bổ kịp thời cho các địa phương bị ảnh hưởng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/9: Kurakovsky rực lửa, tướng Ukraine đang che giấu thất bại
Ukraine vẫn chưa được cấp phép tấn công tầm xa vào Nga
Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) có quyền hợp pháp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, đó là tuyên bố của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước báo giới mới đây.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP |
“Theo luật pháp quốc tế, Ukraine có quyền tự vệ và phòng thủ bao gồm các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga”, ông Jens Stoltenberg tuyên bố.
Ông Stoltenberg cũng chỉ ra rằng các đồng minh của Kiev phải có các quyết định riêng không dựa vào NATO, để loại bỏ những hạn chế nào liên quan đến vũ khí cung cấp cho Ukraine.
Đồng thời, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, liên minh không nhìn thấy nguy cơ xung đột Ukraine leo thang thành chiến tranh hạt nhân thế giới. Ông giải thích rằng kết luận này được đưa ra vì Nga không nhận thấy “bất kỳ thay đổi nào trong việc bố trí lực lượng hạt nhân chiến lược”.
Đức cảnh báo NATO sắp đến điểm không thể quay lại
Bằng cách cho phép Kiev tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây, các nước NATO sẽ đạt đến điểm không thể quay lại. Tướng quân đội Đức đã nghỉ hưu Harald Kujat nhấn mạnh vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Neuen Osnabrücker Zeitung.
“Nếu chúng ta cung cấp vũ khí tầm xa ngay bây giờ, khả năng Ukraine tấn công các mục tiêu chiến lược của Nga sẽ tăng lên - và kéo theo đó là nguy cơ leo thang cuộc chiến này. Vì vậy, chúng ta nên thận trọng về điều này”, tướng Đức nói.
Ông Harald Kujat nói thêm rằng việc cho phép Kiev tấn công cơ sở hạ tầng quân sự ở Nga gây ra mối nguy hiểm lớn cho toàn thế giới, vì AFU có thể tấn công các hệ thống răn đe chiến lược của Nga và dẫn đến bùng nổ xung đột hạt nhân toàn diện.
Cựu Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch cũng chỉ ra rằng việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga có thể đe dọa xung đột leo thang nghiêm trọng. Các đồng minh phương Tây của Kiev nên “cân nhắc kỹ” lời nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin về hậu quả có thể xảy ra nếu các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Nhà ngoại giao Kim Darroch nói: “Chúng ta thực sự không nên leo thang tình hình”. Darroch cũng lưu ý rằng việc sử dụng tên lửa Storm Shadow của Anh để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga sẽ không khiến leo thang xung đột tại Ukraine.
Mỹ từ chối cho Kiev sử dụng vũ khí viện trợ tấn công lãnh thổ Nga
Sau các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer, Washington chưa sẵn sàng tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế đối với việc AFU sử dụng vũ khí tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga. Điều này đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố.
Ông Matthew Miller lưu ý phương Tây sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev trong các vấn đề cung cấp vũ khí và tình báo: “Nhưng tôi không có tuyên bố nào liên quan đến việc hạn chế sử dụng tên lửa tầm xa”.
Trước đó, các chính trị gia phương Tây cũng thảo luận về vấn đề cho phép AFU tấn công lãnh thổ Nga với sự trợ giúp của vũ khí phương Tây, nhưng sau cuộc họp, các bên chỉ một lần nữa khẳng định sự tiếp tục ủng hộ đối với Kiev.
Tuy nhiên, một bài viết phân tích từ tạp chí The Economist đánh giá Nhà Trắng có thể bí mật cấp phép cho Ukraine tấn công lãnh thổ Nga: “Nếu Biden nhượng bộ sau cuộc gặp với ông Zelensky, khó có khả năng một tuyên bố công khai sẽ được đưa ra. Quyết định này có thể được thông báo tới Kiev mà không cần công khai”. Các tương tác này có thể là bí mật tương tự như các lần cung cấp vũ khí tầm xa trước đó của Mỹ dành cho Ukraine.
Kurakovsky đang là tâm điểm của chiến trường
Báo cáo trên trang Telegram, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine đã xác định hướng mặt trận nóng nhất hiện nay là Kurakovsky.
Kurakovsky đang là tâm điểm mặt trận nóng nhất hiện nay. Ảnh minh họa: Creative Commons |
“Mặt trận căng thằng nhất hiện nay là Kurakovsky”, ấn phẩm cho biết. Ngoài ra, các trận chiến đang diễn ra liên tục ở theo hướng Pokrovsk.
Trước đó, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cũng xác định mặt trận Kurakhovsky là khó khăn nhất đối với Kiev. Vào ngày 10/9, Phó chủ tịch Verkhovna Rada Ukraine, Maryana Bezuglaya tuyên bố Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Alexander Syrsky, cố gắng che giấu những thất bại ở mặt trận. Theo bà, ông đã ra lệnh chia báo cáo hướng Pokrovsk thành hai phần trong thông báo của Bộ Tổng Tham mưu là Pokrovsk và Kurakhovsky.
Tổng thống Ukraine: Kế hoạch hòa bình đã hoàn thành 90%
Trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên trang Telegram cá nhân, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky một lần nữa nhấn mạnh, kế hoạch hòa bình của Ukraine đã hoàn thành 90% những điểm chính và Kiev sẽ trình bày kế hoạch này với các đồng minh quốc tế vào tuần tới.
“Các cuộc họp về việc chuẩn bị “Kế hoạch chiến thắng” của chúng tôi, người Ukraina. (...) Điều gì có thể mang lại cho chúng ta vị thế mạnh mẽ nhất có thể để mang hòa bình đến gần hơn - một thế giới thực sự, công bằng. Hơn 90% mọi thứ đã được viết ra”, nhà lãnh đạo Ukraine nói.
Ông Zelensky nói thêm rằng kế hoạch này bao gồm một loạt các bước chi tiết, mỗi bước đều có tính khả thi cao và sẽ giúp tiến gần hơn đến việc giải quyết xung đột.
Trước đó, AFU thông tin việc binh sĩ nước này có thể tiến hành đảo chính nếu lãnh đạo nước này ký kết thỏa thuận hòa bình với Nga. Đồng thời, theo khảo sát của các nhà xã hội học Ukraine, khoảng 7% công dân Ukraine sẵn sàng tham gia biểu tình vũ trang trong trường hợp Kiev từ bỏ lãnh thổ trong xung đột với Nga.
Điểm tin nóng thế giới ngày 17/9: Bầu cử Mỹ trở nên khó lường sau vụ ám sát ông Trump
Một lần nữa, ông Donald Trump trở thành mục tiêu của một vụ mưu sát vào chiều 15/9. Vụ việc làm dấy lên mối lo ngại về an ninh cá nhân của ông trong bối cảnh chính trị bất ổn.
Bầu cử Mỹ ra sao sau vụ ám sát ông Trump lần hai
Theo CNN, trong hơn 2 tháng qua, cựu Tổng thống Donald Trump đã hai lần thoát khỏi những âm mưu ám sát, khiến cuộc đua vào Nhà Trắng thêm phần căng thẳng. Ngoài mối lo về “mầm mống” bạo lực chính trị, liệu việc bị ám sát bất thành mới này có mang lại lợi thế cho ông Donald Trump khi cuộc đua Nhà Trắng đang ở giai đoạn nước rút?
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump tại Sân bay quốc tế Harry Reid, Las Vegas ngày 14/9. Ảnh: AP |
Gần đây nhất, vào ngày 15/9, khi đang chơi golf tại Trump International Golf Club ở Florida, ông Trump bị tấn công bởi nghi phạm Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, sống tại Hawaii. Theo đội ngũ tranh cử của cựu Tổng thống, nhiều phát súng đã được bắn về phía ông, nhưng ông vẫn an toàn. Đây là vụ ám sát hụt thứ hai, sau lần đầu vào ngày 13/7 trong một cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania.
Âm mưu ám sát lần này đã dấy lên mối lo ngại về tình trạng bạo lực chính trị tại Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống đang đi vào chặng cuối. Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã mở rộng cuộc điều tra toàn cầu để làm rõ mối quan hệ của nghi phạm Routh, bao gồm các hoạt động trực tuyến đáng ngờ và các chuyến đi nước ngoài, trong đó có việc ông ta tình nguyện cung cấp “viện trợ nhân đạo” tại Ukraine. Bên cạnh đó, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis cũng cam kết sẽ tiến hành một cuộc điều tra riêng nhằm làm rõ cách thức kẻ ám sát có thể tiếp cận cựu Tổng thống Trump.
Ngay sau vụ việc, Tổng thống Joe Biden đã lên án mạnh mẽ mọi hình thức bạo lực chính trị, đồng thời chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ huy động mọi nguồn lực để đảm bảo an toàn cho các ứng cử viên tổng thống, bao gồm cả cựu Tổng thống Trump. Ông Biden nhấn mạnh rằng không có chỗ cho bạo lực trong nền chính trị Mỹ, và bày tỏ sự an tâm khi biết rằng ông Trump vẫn an toàn. Phó Tổng thống Kamala Harris, hiện là đối thủ lớn nhất của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cũng bày tỏ niềm vui khi cựu Tổng thống không bị thương sau vụ tấn công, đồng thời lên án bạo lực chính trị.
Cựu Tổng thống Trump, trong tuyên bố đầu tiên sau vụ ám sát hụt, khẳng định không điều gì có thể ngăn cản hoặc làm chậm bước tiến của ông. Ông nhấn mạnh rằng mình là mục tiêu vì đã đứng lên bảo vệ những người Mỹ bị lãng quên, một thông điệp quen thuộc trong chiến dịch tranh cử của ông. Trước đó, sau vụ ám sát hụt vào tháng 7, ông Trump đã phát biểu khẩu hiệu “Chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu!” và được những người ủng hộ nhiệt liệt hưởng ứng tại các sự kiện vận động.
Vụ ám sát hụt hồi tháng 7 đã giúp ông Trump tăng mạnh sự ủng hộ, nhất là khi nó diễn ra trong một cuộc vận động tranh cử công khai, được truyền hình ghi lại. Cảnh tượng cựu Tổng thống bị thương nhưng vẫn đầy quyết tâm đã tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ, thu hút cảm xúc của cử tri. Vụ việc đó đã góp phần đẩy mạnh hình ảnh của ông và thúc đẩy đương kim Tổng thống Joe Biden tuyên bố không tái tranh cử. Thay vào đó, Phó Tổng thống Kamala Harris đã chính thức trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, và cuộc đua vào Nhà Trắng giữa bà và ông Trump trở nên gay cấn hơn bao giờ hết.
Mặc dù vụ ám sát hụt lần này tại sân golf của ông Trump không có sức lan tỏa cảm xúc mạnh mẽ như vụ tấn công hồi tháng 7, nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hình ảnh của ông là một người lãnh đạo "chống lại các thế lực" đang cố gắng ngăn cản tiếng nói của người dân. Tuy nhiên, Kamala Harris cũng đã ghi được nhiều điểm sau cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên với ông Trump vào ngày 10/9. Theo cuộc thăm dò nhanh của CNN, 63% khán giả cho rằng bà Harris đã giành chiến thắng, trong khi chỉ 37% ủng hộ ông Trump.
Bên cạnh đó, nhiều cuộc thăm dò khác cũng cho thấy bà Harris đang dẫn trước ông Trump trên phạm vi toàn quốc. Một khảo sát của Reuters/Ipsos được công bố vào ngày 12/9 cho thấy bà Harris nhận được 47% sự ủng hộ, so với 42% dành cho ông Trump. Điều này thể hiện sự cạnh tranh gắt gao trong cuộc đua vào Nhà Trắng, khi thời gian đến ngày bầu cử chỉ còn chưa đầy 2 tháng.
Với hai vụ ám sát hụt và những biến động trong chiến dịch tranh cử, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024 trở nên khó đoán hơn bao giờ hết. Những nỗ lực ám sát không chỉ làm dấy lên lo ngại về an ninh mà còn góp phần thay đổi cục diện bầu cử, khi các ứng cử viên đang cạnh tranh từng điểm số để giành ưu thế trong giai đoạn nước rút.
Tiết lộ mới về kẻ bị bắt trong vụ ám sát hụt ông Trump
Theo The Guardian, vào ngày 16/9, Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, nghi phạm trong vụ ám sát hụt lần thứ hai nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump, đã chính thức bị cáo buộc tại tòa án liên bang với hai tội danh liên quan đến súng. Ông Routh bị buộc tội sở hữu súng trọng tội và một khẩu súng có số sê-ri bị xóa. Đây là những cáo buộc sơ bộ nhằm giam giữ nghi phạm trong khi nhà chức trách tiếp tục điều tra.
Ryan Routh không chống cự và không nói bất cứ lời nào khi bị cảnh sát bắt giữ. Ảnh: New York Post |
Cuộc điều tra đang tập trung vào cách mà nghi phạm Routh có thể tiếp cận cựu tổng thống gần như vậy, gây ra sự hoang mang và lo ngại trên toàn quốc về an ninh của các ứng cử viên tổng thống. Theo nhà chức trách, nghi phạm trong vụ ám sát hụt ông Donald Trump tại sân golf của ông ở Florida có thể đã ẩn nấp trong sân golf gần 12 giờ trước khi bị phát hiện.
Sự kiện xảy ra tại sân golf Trump International Golf Club ở Florida, nơi một mật vụ phát hiện khẩu súng trường AK-47 của nghi phạm qua tán cây. Sau trận đối đầu, Routh đã bỏ trốn nhưng bị bắt giữ không lâu sau đó tại một quận lân cận.
Ông Trump đã cảm ơn lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật vì đã ngăn chặn vụ tấn công trước khi nghi phạm kịp nổ súng. Ông viết trên mạng xã hội: "Họ đã hoàn thành công việc xuất sắc". Con trai ông, Eric Trump, đã bày tỏ lo lắng cho sự an toàn của cha mình, và đặt câu hỏi về việc làm sao một tay súng có thể tiếp cận gần cựu tổng thống lần thứ hai trong vòng chưa đầy hai tháng.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã đến gặp ông Trump sau vụ việc và ca ngợi sự kiên cường của ông, cho rằng "không có nhà lãnh đạo nào trong lịch sử Mỹ phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công như vậy mà vẫn mạnh mẽ".
Sự kiện này tiếp tục đẩy không khí chính trị thêm căng thẳng, khi ông Trump đổ lỗi cho Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, gọi họ là "kẻ thù bên trong" và cho rằng bạo lực này là do sự chia rẽ mà họ đã gây ra. Những tuyên bố này làm dấy lên tranh cãi và thu hút sự chỉ trích từ phía đảng Dân chủ, nhưng cũng nhận được sự ủng hộ từ một số thành viên đảng Cộng hòa.
Nghi phạm Routh được cho là một đảng viên Dân chủ đã đăng ký tại Bắc Carolina, nhưng ông từng công khai trên mạng xã hội rằng mình đã bỏ phiếu cho ông Trump vào năm 2016 và ủng hộ cặp liên danh của đảng Cộng hòa giả định gồm Nikki Haley và Vivek Ramaswamy trong cuộc bầu cử năm 2024.
Theo The Guardian, Ryan Routh, nghi phạm trong vụ mưu sát được con trai mình mô tả là một người “nhiệt huyết với sự nghiệp bảo vệ Ukraine khỏi cuộc xâm lược của Nga.” Tuy nhiên, các cuộc điều tra tiếp tục làm rõ động cơ của Routh, trong khi các chính trị gia của cả hai đảng đều lên tiếng phản đối bạo lực chính trị.
Phó tổng thống Kamala Harris và ứng cử viên liên danh của bà, Thống đốc Minnesota Tim Walz, đã mạnh mẽ lên án hành vi bạo lực, khẳng định: "Bạo lực không có chỗ trên đất Mỹ". Tổng chưởng lý New York Letitia James cũng đồng ý rằng "bạo lực chính trị, dưới bất kỳ hình thức nào, không thể được chấp nhận hoặc bình thường hóa".
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries và lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer đều chia sẻ thông điệp tương tự, kêu gọi hòa bình và tôn trọng quá trình dân chủ. Nữ Hạ nghị sĩ Cộng hòa Elise Stefanik cũng bày tỏ lo ngại về cách mà một tay súng có thể tiếp cận cựu tổng thống hai lần trong thời gian ngắn, đồng thời hy vọng sẽ sớm có câu trả lời về những gì đã xảy ra, đặc biệt sau vụ ám sát hụt đầu tiên tại Pennsylvania vào tháng 7.
Về phía ông Trump, ông vẫn giữ tinh thần lạc quan và quyết tâm tiếp tục chiến dịch tranh cử. Ronny Jackson, một Hạ nghị sĩ từ Texas và cựu bác sĩ Nhà Trắng của ông Trump, cho biết ông đã nói chuyện với cựu tổng thống hai giờ sau vụ việc. Theo Nghị sĩ Jackson, ông Trump nói rằng ông không thể tin rằng vụ việc lại xảy ra nhưng vẫn cảm thấy ổn và tin tưởng vào đội ngũ an ninh của mình.
Vụ ám sát hụt này diễn ra khi cuộc đua tổng thống giữa ông Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang bước vào giai đoạn căng thẳng. Harris đã thay thế Tổng thống Biden trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ sau khi Biden tuyên bố không tiếp tục tranh cử. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Harris đang chiếm ưu thế, nhưng vụ tấn công mới nhất này có thể là nhân tố thay đổi cục diện, giúp ông Trump thu hút thêm sự ủng hộ, khi ông tiếp tục nhấn mạnh rằng mình là mục tiêu của các thế lực thù địch.
Nga lên tiếng vụ ông Trump bị ám sát hụt: “Đừng đùa với lửa”
Theo AFP, ngày 16/8, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã đưa ra phản ứng trước những cáo buộc liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, với nghi phạm bị nghi ngờ có mối liên hệ với Ukraine. Ông Peskov nhấn mạnh rằng Mỹ nên suy nghĩ cẩn trọng về hậu quả khi đối đầu với các tình huống nhạy cảm như vậy. "Chính các cơ quan tình báo Mỹ mới là những người cần suy nghĩ kỹ. Đùa với lửa sẽ phải gánh chịu hậu quả," ông cảnh báo.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP |
Theo CNN, Routh được cho là ủng hộ Ukraine và từng đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội vào năm 2022, thể hiện quan điểm sẵn sàng chiến đấu cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Thậm chí, ông còn tự coi mình là người liên lạc không chính thức cho Ukraine, kêu gọi người nước ngoài, đặc biệt là các cựu binh Afghanistan, tham gia vào cuộc chiến. Con trai của Routh cũng tiết lộ rằng ông từng tới Ukraine để hỗ trợ nhân đạo cho quân đội nước này, mô tả cha mình là người chu đáo và chăm chỉ.
Dù có những mối liên hệ cá nhân với Ukraine, hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc tư tưởng ủng hộ Ukraine của Routh liên quan đến âm mưu ám sát ông Trump. Cựu tổng thống Trump trước đó nhiều lần chỉ trích việc Mỹ viện trợ quá nhiều cho Ukraine và từng đề xuất biến khoản viện trợ này thành khoản vay. Ông cũng khẳng định rằng, nếu tái đắc cử, ông sẽ chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ bằng cách buộc hai bên ngồi vào bàn đàm phán.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhanh chóng lên án âm mưu ám sát và bày tỏ sự nhẹ nhõm khi biết ông Trump an toàn. Trên mạng xã hội X, ông Zelensky rất vui mừng khi nghe tin ông Trump vẫn an toàn, đồng thời nhấn mạnh: "Nghi phạm đã bị bắt giữ kịp thời. Pháp quyền là nguyên tắc tối thượng, và bạo lực chính trị không có chỗ đứng ở bất kỳ đâu trên thế giới."
Quân đoàn Quốc tế Bảo vệ Ukraine, đơn vị gồm các tình nguyện viên nước ngoài tham gia chiến đấu tại Ukraine, cũng lên tiếng bác bỏ mọi liên quan đến Routh, khẳng định ông ta chưa từng là thành viên hay có bất kỳ liên hệ nào với tổ chức này. "Ryan Wesley Routh chưa bao giờ là một phần của Quân đoàn Quốc tế, và chúng tôi muốn làm rõ điều này," quân đoàn tuyên bố trong một phản hồi với Euronews.
Ukraine và Nga ‘bất đồng quan điểm’ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Kursk
Theo The Kyiv Independent, ngày 16/9, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha cho biết nước này đã mời Liên hợp quốc và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) tham gia các hoạt động nhân đạo tại các khu vực do Kiev kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga. Cụ thể, Bộ trưởng Andrii Sybiha đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao gửi lời mời khi ông có chuyến thăm tới tỉnh Sumy của Ukraine (giáp biên giới tỉnh Kursk của Nga).
Đội xe tăng Kiev nghỉ ngơi khi vận hành xe tăng T-72 ở vùng Sumy, gần biên giới với Nga, vào ngày 12/8/2024. Ảnh: Getty |
"Kể từ ngày đầu tiên của chiến dịch nhằm vào tỉnh Kursk (Nga), Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tuân thủ nghiêm túc luật nhân đạo quốc tế, chứng minh đây là một quân đội chuyên nghiệp đề cao giá trị tự do và mạng sống con người", ông Sybiha phát biểu.
Bộ trưởng Ngoại giao nói thêm, Ukraine sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nhân đạo của Liên hợp quốc và ICRC, sẵn sàng chứng minh Ukraine tuân thủ luật nhân đạo quốc tế. Trước đó Kiev đã chỉ trích Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế vì đã hành động không đủ mạnh mẽ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo do xung đột gây ra.
Tuy nhiên, theo AFP, ngày 16/9, Điện Kremlin coi việc Ukraine mời Liên hợp quốc và Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) đến xác minh tình hình tại các khu vực mà Ukraine kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga là "hành động khiêu khích."
Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: "Đây thực chất là hành động khiêu khích. Và chúng tôi kỳ vọng vào sự đánh giá tỉnh táo đối với những tuyên bố khiêu khích như vậy" từ Liên hợp quốc và ICRC.
Trước đó Kiev đã chỉ trích Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế vì đã hành động không đủ mạnh mẽ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo do xung đột gây ra. Kể từ đầu tháng 8, ngay khi xâm nhập vào tỉnh Kursk, Ukraine tuyên bố tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, tờ The Kyiv Independent cho biết quyền kiểm soát các vùng trên lãnh thổ Nga đang bị đe dọa khi từ tuần qua, lực lượng Nga đã bắt đầu mở các cuộc phản công quy mô lớn ở tỉnh Kursk nhằm đẩy lui quân đội Ukraine ra khỏi biên giới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận cuộc phản công của Nga, tuyên bố Ukraine đã lên kế hoạch phù hợp cho cuộc phản công này. Theo ước tính mới nhất của Nga, số thương vong của Ukraine trong chiến dịch xâm nhập tỉnh Kursk đã lên tới 13.800 binh lính.
Mỹ và châu Âu ‘lo ngại’ khi Thủ tướng Israel sắp thay thế Bộ trưởng Quốc phòng
Theo Times of Israel, đêm 16/9, nội các an ninh Israel tiến hành họp khẩn khi căng thẳng với lực lượng Hezbollah gia tăng, giữa lúc có tin Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang cân nhắc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, thay thế bằng Gideon Sa'ar – lãnh đạo đảng New Hope và một nhà lập pháp đối lập. Động thái này gây ra lo ngại lớn từ Mỹ và các nước châu Âu, khi họ xem Bộ trưởng Gallant là “đối tác chủ chốt trong các cuộc đàm phán”, đặc biệt sau khi ông Benny Gantz và ông Gadi Eisenkot từ chức vào tháng 6.
Lãnh đạo đảng New Hope, ông Gideon Sa'a. Ảnh: Times of Israel |
Thông tin thay đổi nhân sự đã lan truyền từ nhiều tháng trước. Vào tháng 7/2024, lãnh đạo Sa'ar phủ nhận việc ông nhận lời mời tham gia nội các, nhưng khi được hỏi liệu có chấp nhận làm Bộ trưởng Quốc phòng hay không, ông đã úp mở rằng đó là khả năng ông sẽ cân nhắc.
Theo Kênh 12, ông Sa'ar từng yêu cầu chức vụ này, nhưng thay vào đó, ông chỉ được đề nghị các vị trí khác như Bộ trưởng Ngoại giao hoặc Bộ trưởng Tư pháp. Tuy nhiên, việc thảo luận để ông Sa'ar đảm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng bị cho là thất bại vào tháng 8 khi các cố vấn của Thủ tướng Netanyahu không tin tưởng lãnh đạo Sa'ar.
Mối quan hệ giữa Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Gallant đã căng thẳng từ tháng 3/2023, khi ông Gallant công khai chỉ trích việc cải tổ tư pháp của chính phủ. Điều này khiến Thủ tướng Netanyahu tuyên bố sa thải Bộ trưởng Gallant, nhưng sau 2 tuần, ông đã rút lại quyết định do áp lực dư luận. Vào thời điểm đó, ngay cả lãnh đạo Sa'ar cũng chỉ trích gay gắt động thái này, cho rằng Netanyahu đang đẩy Israel "vào vực thẳm".
Nếu ông Sa'ar chấp nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, đó sẽ là sự thay đổi lớn trong quan điểm chính trị của ông. Trong khi đó, những thành viên cực hữu như Bộ trưởng An ninh Quốc gia Itamar Ben Gvir đã kêu gọi sa thải ông Gallant từ lâu và ủng hộ động thái này.
Ông Benny Gantz, Chủ tịch Đảng đối lập Đoàn kết Quốc gia, tỏ ra kém lạc quan hơn khi cáo buộc Thủ tướng về "các kế hoạch chính trị đáng khinh và việc thay thế bộ trưởng quốc phòng" mà không tập trung vào "chiến thắng trước Hamas, sự trở về của các con tin, cuộc chiến với Hezbollah và sự trở về an toàn của người dân miền bắc về nhà của họ".
Tại Diễn đàn Con tin và Gia đình mất tích, đại diện các gia đình có người bị bắt cóc bởi Hamas cũng bày tỏ mối quan ngại. Họ cho rằng: “Thay vì tập trung vào việc giải cứu con tin, ông Netanyahu lại dành thời gian cho việc điều chỉnh nội các.”
Quyết định cuối cùng của Thủ tướng Netanyahu sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai chính trị của Israel và khả năng đối phó với các thách thức an ninh hiện tại. Trong khi căng thẳng với Hezbollah tiếp tục leo thang, sự thay đổi trong chính phủ có thể làm phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực và những nỗ lực ngoại giao của Israel.
Báo Công Thương chung tay hỗ trợ 'dọn' lũ, đón học sinh trở lại trường
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các tỉnh miền Bắc. Đặc biệt, trận lũ lịch sử đã “càn quét” qua xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, khiến hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Là xã cách trung tâm thị trấn Lục Yên khoảng 20km, khu vực Minh Chuẩn có địa hình khá phức tạp, một bên là đồi núi cao, phía bên kia xã chạy dài theo dòng sông Chảy. Con đường đến trạm ngày thường đã khó, đến khi mưa lũ lại càng trở nên thách thức.
Trường TH & THCS Minh Chuẩn là một trong những trường gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất trên địa bàn huyện Lục Yên do xã Minh Chuẩn bị cô lập nhiều ngày. Từ sân trường, lớp học đến bàn ghế phủ một bùn dày đặc. Tại các phòng học chức năng, nhiều trang thiết bị đồ dùng học tập, bàn ghế, ti vi, máy tính… mà nhà trường vừa sắm để chuẩn bị cho năm học mới cũng đã ngập nước hỏng hoặc bị lũ cuốn trôi.
Chung tay hỗ trợ 'dọn' lũ, đón học sinh trở lại trường |
Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phát động của Bộ Công Thương hướng đến hỗ trợ đồng bào lũ lụt… với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; Đảng ủy, Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Liên Chi hội nhà báo Báo Công Thương chính thức phát động Chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt” nhằm quyên góp, hỗ trợ cho các cháu học sinh vùng cao sớm được trở lại trường, giúp đỡ các gia đình gặp nạn do mưa lũ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Qua đó, đoàn công tác Báo Công Thương đã đến Yên Bái thăm hỏi, động viên,hỗ trợ, chia sẻ với các gia đình đồng bào, học sinh, giáo viên bị thiệt hại do bão lũ gây ra. Đặc biệt, đòan công tác của Báo Công Thương đã trao tặng bánh trung thu hàng trăm chiếc bánh trung thu cho trường Trường TH & THCS Minh Chuẩn để các em vẫn được đón Tết Trung thu, động viên các em vượt qua khó khăn.
Trường TH & THCS Minh Chuẩn cũng cho biết, ngay sau khi nước rút, nhà trường cũng đã huy động toàn thể cán bộ, giáo viên của nhà trường, cùng với hỗ trợ của 70 cán bộ, chiến sỹ thuộc Lữ đoàn 604 và Lữ đoàn 168, Quân khu 2 và các bậc phụ huynh đã cùng chung tay tổ chức dọn dẹp bàn ghế, bùn đất, với tinh thần khẩn trương nhất giúp nhà trường có thể hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
Với tinh thần cố gắng cao nhất, các trường học trên địa bàn huyện Lục Yên đang nỗ lực, quyết tâm đưa hoạt động giáo dục trở lại bình thường để đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/9: 20.000 lính Kiev ‘ngạt thở’ ở Kursk; Ukraine muốn đánh sâu vào Nga
20.000 quân Ukraine ‘vùng vẫy’ ở Kursk
Theo Kienthucnet, blogger quân sự Yury Podolyaka vừa cho biết, sau khi Quân đội Nga quét sạch hoàn toàn tàn quân của Ukraine ở Obukhovka và các vùng lân cận, họ đã không tiến về Lyubimo, nơi đặt trung tâm liên lạc của Quân đội Ukraine.
Binh sỹ Nga đứng cạnh một xe chiến đấu Ukraine bị phá hủy ở Kursk. Ảnh: AP. |
Lúc này quân Nga tiếp tục mở rộng đầu cầu Obukhovka làm điểm tựa, để mở rộng sang hai bên, cố gắng mở rộng phạm vi kiểm soát của hai cánh và tạo điều kiện cho đợt tấn công vào Lyubimovka. Vào lúc đó, một số lượng lớn quân Ukraine đã tập trung ở Lyubimovka, và phần lớn quân Ukraine thoát khỏi cuộc phản công của Nga, hiện đều tập trung tại đây.
Ban đầu, Quân đội Nga tiến hành trinh sát hỏa lực ở Lyubimovka, sau đó nhiều quân Ukraine với 40 xe bọc thép tiếp tục rút lui khỏi đây. Có vẻ như hướng rút lui tiếp theo có lẽ là làng Zelenyi Shlyakh. Mặc dù nhiều quân Ukraine đã được sơ tán, nhưng vẫn còn một số lượng lớn quân Ukraine đồn trú ở đây.
Khả năng cao là quân Ukraine tại khu vực này sẽ không tiếp tục rút lui vì về cơ bản không còn nơi nào để rút. Nếu quân Nga tái chiếm được làng Zelenyi Shlyakh, họ sẽ áp sát thị trấn chiến lược Sudzha, và sau đó hơn 10.000 quân Ukraine trong toàn bộ quận Sudzhansky sẽ bị bao vây.
Vì vậy theo dự đoán, quân Ukraine chắc chắn sẽ căng sức bảo vệ Lyubimovka, có thể những trận đánh tiếp theo ở đây sẽ rất khốc liệt. Theo Military Chronicle, quân Ukraine bắt đầu thường xuyên tấn công khu vực phía nam Glushkovo của Nga từ tỉnh Sumy, và dường như đang chuẩn bị mở cuộc tấn công từ phía sau Quân đội Nga.
Lúc đầu, một trận đánh nổ ra giữa lực lượng biên phòng Nga với một đại đội bộ binh và một số xe bọc thép của Quân đội Ukraine gần Novyi Put'. Sau đó, Quân đội Ukraine điều xe tăng và lực lượng bộ binh cơ giới tiếp viện, và sức mạnh từng đạt tới quy mô của hai đại đội thiết giáp.
Nhưng lúc này Quân đội Nga không còn bị bất ngờ như cách đây một tháng, họ ngay lập tức tung lính dù tiếp viện và đẩy lùi quân Ukraine về tỉnh Sumy. Những người lính dù này, là lực lượng chính trong cuộc phản công của Nga ở Kursk hiện nay, một phần trong số họ được chuyển từ mặt trận Donetsk về hậu phương để ngăn chặn quân Ukraine vượt biên giới.
Đồng thời, Quân đội Ukraine cũng điều động thiết bị công binh đi rà phá vật cản răng rồng và mìn ở khu vực biên giới Pavlovka, sau đó đội hình bộ binh bọc thép của Quân đội Ukraine tiến vào khu vực. Đánh giá theo xu hướng, có vẻ như quân Ukraine đang chuẩn bị tổ chức tấn công vào Vesholoye ở quận Oglushkovsky của Nga.
Tuy nhiên, quy mô lực lượng không quá lớn, chỉ có vài trăm người, rất có thể đây là mũi nghi binh của Quân đội Ukraine, có nhiệm vụ quấy rối Quân đội Nga, và có thể đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý của Quân đội Nga khỏi cuộc phản công ở Kursk.
Sau khi đánh giá tình hình, Không quân Nga đã điều động máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang, Lục quân Nga điều động pháo hạng nặng, UAV tự sát thực hiện các cuộc tấn công bằng hỏa lực quy mô lớn bằng vào các khu vực tập trung quân và vũ khí của Quân đội Ukraine đang có ý định tấn công vào lãnh thổ Nga.
Các làng Obodi và Pavlivka ở vùng Sumy của Ukraine bị thiệt hại nặng nề. Sau đó, Quân đội Nga mở rộng các cuộc không kích sang các khu vực khác của tỉnh Sumy. Nơi bị ném bom nặng nề nhất là thành phố Richky, nơi có các đơn vị dự bị và cơ sở của cơ quan tình báo của Quân đội Ukraine và cũng là đầu cầu để chuyển lực lượng vào Kursk.
Trên thực tế, từ góc độ tính toán của Quân đội Ukraine, việc chiếm được thị trấn Glushkovo có thể làm gián đoạn hậu cần của lực lượng phản công Nga ở Kursk và Quân đội Ukraine cũng đã triển khai 15.000 người đến khu vực giáp Glushkovo.
Theo nhà quan sát quân sự Ukraine Alexander Kovalenko, Quân đội Nga hiện đã triển khai 35.000 quân ở mặt trận Kursk, trong khi Quân đội Ukraine chỉ có 20.000 quân. Cộng với hỏa lực vượt trội, đủ để quân Nga đánh bật quân Ukraine ra khỏi Kursk; thậm chí tạo vùng đệm ở tỉnh Sumy của Ukraine.
Theo kênh Telegram Resident của Ukraine, Tổng thống Zelensky đang chuẩn bị tổ chức một cuộc họp quan trọng để thảo luận về tình hình ở Pokrovsk và Kursk. Tướng Syrsky sẵn sàng đề nghị rút quân khỏi Kursk, nhưng không phải ngay lập tức mà dần dần, vì mùa đông đang đến, quân Ukraine không thể cầm cự ở đây, và tình hình ở Pokrovsk ngày càng xấu đi.
NATO đang dấn sâu vào cuộc xung đột Nga - Ukraine
Giáo sư người Na Uy Glenn Diesen cho rằng, NATO đang đẩy thế giới đến bờ vực của cuộc chiến tranh toàn cầu.
“Khi NATO đưa thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu, ít nhất chúng ta nên có một cuộc thảo luận về những gì đang xảy ra, thay vì trốn tránh những khẩu hiệu vô nghĩa như ‘Ukraine có quyền tự vệ?’”, ông Diesen nói.
Chuyên gia lưu ý, việc cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa của phương Tây trên lãnh thổ Nga sẽ trực tiếp lôi kéo NATO vào cuộc xung đột.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, ở phương Tây “không có cuộc thảo luận nào hợp lý hơn” vì bất kỳ sự thông cảm hoặc hiểu biết nào về lập trường của Nga đều bị coi là phản quốc.
Ông Diesen cũng đặt câu hỏi NATO có thể tham gia sâu đến mức nào vào cuộc xung đột trước khi vượt qua ranh giới mong manh giữa xung đột ủy quyền với Nga và đối đầu trực tiếp.
Ukraine muốn tấn công sâu vào Nga, gửi mục tiêu cho Mỹ, Anh
Reuters dẫn lời hai nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho hay, Ukraine đã bàn giao cho Washington và London một danh sách các mục tiêu tiềm năng ở Nga mà họ dự định tấn công nếu nhận được sự cho phép chính thức của phương Tây để sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây.
Theo các quan chức giấu tên, chính quyền Ukraine có kế hoạch phóng tên lửa của phương Tây vào các sở chỉ huy quân sự, kho nhiên liệu và vũ khí cũng như các khu vực tập trung quân của Nga.
Hiện ở phương Tây đang có những cuộc thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.