Xuất khẩu dệt may 2019: Tận dụng cơ hội để bứt phá

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu dệt may năm 2018 cả nước có thể đạt 35 tỷ USD. Tiếp đà năm 2017, 2018, năm 2019, ngành dệt may sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Đây là năm có nhiều cơ hội để dệt may bứt phá chuyển mình, tiến lên một vị thế mới, vai trò mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Đó là nhận định của ông Trần Thanh Hải- Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu tại Hội thảo “Triển vọng xuất khẩu dệt may 2019” do Bộ Công Thương và Hiệp hội thêu đan TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20/9. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may- thiết bị và nguyên phụ liệu 2018 (HanoiTex 2018).

xuat khau det may 2019 tan dung co hoi de but pha
Năm 2019, xuất khẩu dệt may sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt

Xuất khẩu dệt may tiếp đà tăng trưởng

Dệt may là một trong những ngành xuất siêu kỷ lục của Việt Nam khi năm 2017 đạt thặng dư đến 15,5 tỷ USD. Tiếp đà năm 2017, 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt trên 23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Cục Xuất nhập khẩu đưa ra dự báo, xuất khẩu cả năm 2018 có thể đạt 35 tỷ USD.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu- cho biết, năm 2019 sẽ là một năm nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức đối với ngành dệt may. Đây là giai đoạn ngành này cần sự bứt phá chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, một vai trò mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu: Chuyển từ sản xuất gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB), sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng (ODM và OBM) với mong muốn mang lại giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có tác động lớn đến ngành dệt may, buộc ngành này phải thay đổi và đầu tư mạnh mẽ hơn cho thiết bị, cũng như nhân sự. Đối với ngành dệt may trong thời gian tới, nỗ lực cần phải hướng đến đó là đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư vào thiết kế…

Hiện nay, thị trường xuất khẩu dệt may tập trung gồm Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Đông Nam Á. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của dệt may, chiếm gần 40% tổng kim ngạch. Gần đây, cuộc chiến thương mại Trung Quốc- Mỹ bùng nổ, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, đây chính là cơ hội cho dệt may Việt Nam. Đặc biệt vừa qua,chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách gần 6.000 mặt hàng (trong đó có ngành dệt may) sẽ bị áp thuế trong gói 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. "Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội “lấp chỗ trống” khi xuất khẩu của Trung Quốc bị đánh thuế. Bởi,Trung Quốc sẽ không thể xuất vào Mỹ vì bị áp mức thuế cao, chi phí đắt nên doanh nghiệp Mỹ không nhập khẩu đồ Trung Quốc nữa. Đến lúc đó, Việt Nam cần thương lượng kịp thời, lấp chỗ trống đó ở thị trường Mỹ”- TS. Lê Đăng Doanh nhận định.

Bên cạnh những cơ hội, dệt may Việt Nam còn đối mặt thách thức không nhỏ, chính là hàng hóa Trung Quốc đã và sẽ tìm cách tràn ngập thị trường Việt Nam theo các hình thức khác nhau như lập kho gửi hàng ở các khu kinh tế biên mậu, lập doanh nghiệp lắp ráp tại Việt Nam để tránh thuế rồi tìm đường xuất khẩu sang Mỹ.

TS. Lê Đăng Doanh cảnh báo, hàng Trung Quốc sẽ đội lốt hàng Việt Nam, tức là chuyển hàng Trung Quốc vào Việt Nam và gắn mác Made in Việt Nam, để xuất khẩu sang Mỹ, không phải chịu thuế. Nếu để điều này xảy ra, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng “vạ lây” khi Mỹ tiến hành áp thuế trừng phạt.

Vì vậy, theo ông Doanh, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, để chiếm lĩnh cơ hội và đứng vững trong thị trường đầy biến động.

Truy xuất nguồn gốc- quy định bắt buộc xuất khẩu

Truy xuất nguồn gốc là một trong những quy định bắt buộc của một số thị trường như Anh, Mỹ, EU… đối với hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu. Ông Bùi Viết Hồng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chống hàng giả Việt Nam (Vina CHG)-cho biết, các sản phẩm dệt may Việt Nam nếu thực hiện tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì việc bước chân vào các thị trường khó tính nói trên không phải là khó. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam lâu nay lại không quan tâm nhiều đến việc truy xuất nguồn gốc, vấn đề này chỉ mới nổi lên trong vòng vài ba năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện các cam kết thương mại tự do, trong khi thế giới đã thực hiện từ rất lâu.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm dệt may giúp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu. Minh bạch thông tin, xây dựng uy tín thương hiệu với các đối tác. Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Kiểm soát được nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, vận chuyển, phân phối sản phẩm. Ngoài ra, truy dấu vết của sản phẩm trong quá trình sản xuất- vận chuyển- phân phối nhanh chóng, toàn diện”- ông Hồng phân tích.

Trong bối cảnh hiện nay, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa giảm nhiệt, nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam sau đó gắn mác Việt Nam để xuất khẩu trở lại Mỹ, thì việc các doanh nghiệp dệt may thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ ngăn chặn được tối đa nguy cơ này.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Trong thời đại có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng...
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Triển lãm về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, học hỏi về công nghệ mới.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Việc thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon mang đến nhiều cơ hội cho TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội lựa chọn hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, từ 50 tỉnh thành trên cả nước tại Phiên chợ xanh tử tế để phục vụ gia đình.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại

Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại ''ngôi vương''

Sản lượng nhập khẩu gạo Philippines tăng mạnh cùng thông tin Indonesia sẽ mở thầu trong tháng 4 được cho là nguyên nhân kéo thị trường gạo thế giới khởi sắc.
Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Lễ Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024 diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ, tối ngày 19/4/2024.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại quốc bởi nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm trong lĩnh vực làm đẹp.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Hàng loạt các nhà phân phối hàng đầu tại Mỹ Latinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng vào việc thu mua hàng hóa tại Viet Nam International Sourcing năm nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động