Xuất khẩu da giày tăng trưởng trên 10%

Trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu toàn ngành da giày đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11%, trong đó xuất khẩu giày dép ước đạt 7 tỷ USD, tăng 12% và túi - cặp đạt 1,65 tỷ USD, tăng khoảng 4%. Đây là kết quả được Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết tại Hội nghị Ban chấp hành Lefaso, diễn ra vào chiều ngày 12/7, tại tỉnh Bình Dương.
Xuất khẩu da giày tăng trưởng trên 10%
Hội nghị Ban Chấp hành Lefaso 6 tháng 2017 do Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng (trái) và ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Lefaso chủ trì

Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Lefaso chủ trì cùng các đơn vị, DN trong ngành thuộc Ban chấp hành hiệp hội.

Báo cáo tại hội nghị, ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Lefaso cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu toàn ngành da giày đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11%, trong đó xuất khẩu giày dép ước đạt 7 tỷ USD, tăng 12% và túi - cặp đạt 1,65 tỷ USD, tăng khoảng 4%. Sự trái ngược của chỉ số sản xuất công nghiệp (SXCN) tăng thấp (4,2%), trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng cao (11%), có thể là do chỉ số SXCN chưa tính đầy đủ yếu tố đầu tư FDI trong các năm 2015-2016 để tận dụng lợi thế các hiệp định FTA.

Các vùng tập trung nhiều nhà máy sản xuất da - giày hiện nay, ở phía Nam là khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trong đó TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, hiện là các địa phương có sản lượng giày dép, túi xách lớn nhất cả nước.

Khối DN FDI cũng chiếm ưu thế trong xuất khẩu giày dép và túi - cặp. Năm 2016, khối DN FDI chiếm tỷ trọng 80,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày. Trong các năm qua, khối FDI tiếp tục mở rộng công suất nhà máy hiện có và xây dựng các nhà máy mới tại Việt Nam, đón đầu cơ hội giảm thuế nhập khẩu theo các hiệp định FTA. Trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu của khối FDI tiếp tục tăng, chiếm tỷ trọng 81,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong đó FDI chiếm tỷ trọng 81,2% đối với giày dép và 81,5% đối với túi - cặp các loại.

Trong khi đó, do khó khăn về nguồn vốn và tiếp cận thị trường, các DN trong nước không mở rộng được sản xuất, tỷ trọng xuất khẩu da giày của DN trong nước tiếp tục xu hướng giảm dần, từ mức 25% năm 2013, xuống còn 18,7% trong 5 tháng đầu năm 2017. Trong đó tỷ trọng xuất khẩu giày dép giảm từ 24,4% năm 2013 xuống 18,8% và túi - cặp các loại giảm từ 27,9% năm 2013 xuống còn 18,5% trong 5 tháng đầu năm 2017.

Tại hội nghị, các DN cũng nêu lên nhiều khó khăn mà ngành da giày đang gặp phải đó là vấn đề tăng lương, năng suất lao động không tăng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất còn chậm do DN thiếu vốn. Nhiều DN cho hay, vấn đề tăng lương hàng năm đã gây cho DN rất nhiều khó khăn khi giá gia công không tăng, thậm chí giảm. Để việc tăng lương không trở thành vấn đề giằng co giữa DN và người lao động cần có sự phối hợp với các ban ngành, đưa ra quyết định hợp lý,...

Xuất khẩu da giày tăng trưởng trên 10%
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành da giày là vấn đề mấu chốt để nâng cao năng suất và giá trị gia tăng

Liên quan đến vấn đề ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cho ngành da giày, ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Lefaso cho hay, ngành công nghiệp da giày và túi xách Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang thay đổi rất nhanh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến rất gần do đó DN cần phải thay đổi về tầm nhìn và quá trình đầu tư. Việc đầu tư này đòi hỏi nhiều vốn nhưng cần thiết vì giúp thay thế được một phần lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và kiểm soát tốt độ đồng đều của sản phẩm. Bên cạnh đó là việc tập trung cho nghiên cứu phát triển (R&D) cần được chú trọng bởi đây chính là khâu tạo giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm, nâng cao trong cả chuỗi giá trị toàn ngành. Hiệp hội sẽ làm tốt vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin phát triển ngành, thông tin thị trường, kinh nghiệm đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, là cầu nối giữa DN với thị trường và với Nhà nước, cùng DN tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh - ông Thuấn nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đánh giá cao kết quả ngành da giày đạt được trong thời gian qua dù còn nhiều khó khăn và thách thức. Thứ trưởng nhấn mạnh, ngành da giày đã có rất nhiều DN đi lên thành công cũng xuất phát từ gia công vì thế các vấn đề tiền lương, năng suất lao động phải được giải quyết thấu đáo. Hoạt động quản lý DN, quản trị nhân lực, nâng cao chất lượng tay nghề, đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... cần được chú trọng nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, tạo cơ hội cho DN phát triển bền vững và ngành da giày giữ vị thế là ngành sản xuất và xuất khẩu then chốt của cả nước với giá trị gia tăng ngày càng nâng cao.

Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu da giày

Tin mới nhất

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử”.
Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng, trong đó chú trọng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

Sáng 15/2 (tức mồng 6 Tết), hơn 12.000 lao động tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước của Tổng công ty May 10 đã ra quân sản xuất với khí thế và quyết tâm cao.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy giày da xuất khẩu tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Ngày 12/1, Tập đoàn Crystal đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đề xuất đầu tư dự án sản xuất sợi, vải, may mặc tại khu công nghiệp dệt may Rạng Đông.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động