Xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí Trần Văn Nam, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương trao đổi với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam về chất lượng các văn kiện trình Đại hội XII và một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020

Đồng chí Trần Văn Nam, Bí thư tỉnh ủy Bình Dương

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Bí thư tỉnh ủy Trần Văn Nam bày tỏ sự thống nhất cao với các nội dung trong dự thảo Văn kiện, đặc biệt tán thành với chủ đề Đại hội XII là "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Đồng chí Trần Văn Nam cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) cũng đã đề ra mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: Tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng quy mô nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa; đầu tư nông nghiệp đô thị gắn với công nghệ sinh học cao và chuyển giao công nghệ sinh học. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020.

“Dựa vào các chủ trương, định hướng của các Nghị quyết được Đại hội XII của Đảng tới đây thông qua, trên cơ sở các mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X, chúng tôi sẽ triển khai các Chương trình hành động cụ thể, thiết thực, quyết liệt lãnh đạo và chỉ đạo; chung sức, đồng lòng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế, vượt qua khó khăn, thử thách để xây dựng tỉnh Bình Dương có bước phát triển toàn diện, bền vững hơn, trở thành một đô thị văn minh, hiện đại”- Bí thư Trần Văn Nam chia sẻ.

Xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020

Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh nằm trong thành phố mới Bình Dương thuộc dự án
Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương hiện hữu

PV: Bình Dương được biết đến là một trong những tỉnh phát triển năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng chí cho biết những bài học kinh nghiệm trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế?

Đồng chí Trần Văn Nam: Tỉnh Bình Dương xác định, nhiệm vụ đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế là một yếu tố quan trọng gắn với sự phát triển bền vững của tỉnh. Từ nhận thức đó, tỉnh đã có những định hướng, lộ trình thực hiện cụ thể, qua triển khai đã đem lại những kết quả to lớn và toàn diện. Từ những kết quả đã đạt được, chúng tôi đúc kết một số kinh nghiệm:

Trước tiên, đó là sự thống nhất cao về nhận thức và sự nhất quán chủ trương và mục tiêu phát triển chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh Bình Dương; đó là dám nghĩ, dám làm, làm có trách nhiệm và hiệu quả; trong điều hành chủ động xây dựng các chương trình nội dung xúc tiến, mời gọi đầu tư; sâu sát, luôn lắng nghe và kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Hai là, quan tâm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận của nhân dân, nhất là nhân dân trong vùng dự án, chủ trương nhất quán của tỉnh là phải đền bù, giải tỏa sát với giá thị trường, quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tái hòa nhập và tham gia lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, sinh sống theo nếp sống đô thị, văn minh trong các khu dân cư đô thị mới với nhiều tiện ích phục vụ ngày càng tốt hơn. Với quan điểm đó, thực tế đến cuối năm 2015 tỉnh Bình Dương đã đền bù, giải tỏa trên 10.000 ha đất sạch và đã tập trung nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại sẵn sàng để tiếp nhận các nhà đầu tư trong thời gian tới.

Ba là, tập trung làm tốt công tác quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhất là bảo đảm tính phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, nối kết thuận lợi với hạ tầng phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong quy hoạch hình thành một số khu công nghiệp chất lượng cao, đảm bảo có hệ thống hạ tầng hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo cung cấp đầy đủ tiện ích phục vụ tạo điều kiện thu hút hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật cao vào địa bàn tỉnh.

Bốn là, quan điểm quy hoạch phát triển của tỉnh là phải mang tính phù hợp và kết nối kinh tế với vùng, ngành để phát triển; phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ và đô thị, 3 mục tiêu này luôn hỗ trợ và tác động thúc đẩy cùng nhau đi lên theo hướng công nghiệp - dịch vụ - đô thị.

Năm là, thực hiện cơ chế huy động, khai thác hiệu quả nhiều nguồn lực: từ nhà nước, các doanh nghiệp trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, quỹ đất… để tạo thành sức mạnh đầu tư phát triển nhanh hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Sáu là, trong chỉ đạo và điều hành, quan điểm của lãnh đạo tỉnh là luôn luôn xem những thuận lợi, khó khăn của nhà đầu tư, doanh nghiệp như là những thuận lợi, khó khăn của tỉnh, từ đó có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư; đối với trường hợp vượt thẩm quyền của tỉnh, lãnh đạo tỉnh chủ động kiến nghị Trung ương xem xét, giải quyết trong thời gian sớm nhất nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư của dự án tạo niềm tin cho các nhà đầu tư đối với bộ máy lãnh đạo của tỉnh.

Bảy là, xây dựng nội dung chương trình và phương thức phối hợp xúc tiến, mời gọi đầu tư như: Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các đại sứ quán, tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cùng tổ chức các hội thảo mời gọi đầu tư. Từ thực tiễn sinh động, hiệu quả đó đến nay các doanh nghiệp của tỉnh đã xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác thu hút đầu tư có năng lực, hoạt động hiệu quả.

Tám là, trong quy hoạch đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp cần lựa chọn một số doanh nghiệp chủ lực của địa phương có năng lực, uy tín, kinh nghiệm… để giao làm chủ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đó là tiền đề có tính quyết định trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, theo định hướng của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra.

Chín là, chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức, phương thức để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế như: các trung tâm, hệ thống các trường đào tạo; các doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo và tự đào tạo… đó là nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp và phát triển công nghiệp dịch vụ của tỉnh.

PV: Thưa đồng chí, trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tỉnh Bình Dương có những “bộ lọc” gì để ngăn chặn các nhà đầu tư lợi dụng chính sách thông thoáng của Việt Nam để trục lợi?

Đồng chí Trần Văn Nam: Kinh nghiệm của Bình Dương nhiều năm qua cho thấy, vấn đề phòng tránh nhà đầu tư trục lợi, điều đầu tiên phải có mối quan hệ, có nhiều thông tin. Bình Dương đã có mối quan hệ với 8 tỉnh, thành phố trên thế giới. Bên cạnh đó, cần thông qua các lãnh sự quán, các tổng lãnh sự; thông qua các hiệp hội doanh nhân của các nước sở tại. Khi thu hút đầu tư, cần hết sức chú ý, mắt thấy tai nghe, thông qua các lãnh sự quán của mình ở nước ngoài. Đó chính là những “bộ lọc” cần thiết để những người lãnh đạo, các cơ quan quản lý, cơ quan thẩm định có thông tin để ngăn chặn việc lợi dụng chính sách của ta để thực hiện các hành vi xấu.

Thường thì các tập đoàn lớn cũng nắm rất rõ về các thành viên, nên khi làm việc phải thông qua nhiều kênh để thẩm định. Đến nay, về cơ bản, Bình Dương chưa gặp phải những nhà đầu tư lợi dụng chính sách để trục lợi.

PV: Một điểm mạnh nữa của Bình Dương là đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh, đồng chí chia sẻ gì về điều này?

Đồng chí Trần Văn Nam: Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của phát triển kết cấu hạ tầng, coi đây điều kiện tiên quyết để mở ra khả năng thu hút vốn đầu tư.

Xuất phát từ thực tiễn của Bình Dương, Đảng bộ tỉnh chú trọng hai hạ tầng đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông và các khu công nghiệp tập trung, gắn với các khu đô thị.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh nên Bình Dương rất chú trọng đến các trục giao thông hướng tâm, giao thông vành đai, kết nối hạ tầng kỹ thuật của tỉnh với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm.

Cho đến nay, Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện, kết nối với các tỉnh thành Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh phía Bắc và Tây Nam Bộ. Đồng thời, hệ thống đường bộ kết nối các khu công nghiệp cũng được đầu tư đồng bộ, hiện đại.

Ở khu vực đô thị, các tuyến đường phố, đường hẻm được nhựa hóa, bê tông hóa. Ở khu vực nông thôn, đường nhựa đều đến trung tâm xã; nhất là từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều xã đã hoàn thành nhựa hóa và bê tông hóa các tuyến đường liên ấp, liên xã với chất lượng và tiêu chuẩn cao.

Trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta còn rất nhiều khó khăn, tỉnh Bình Dương lựa chọn phương hướng phát triển khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư. Bình Dương đã sớm định hướng và quyết tâm xây dựng các khu công nghiệp tập trung với phương châm hạ tầng khu công nghiệp đi trước một bước, đảm bảo phục vụ và thu hút các nhà đầu tư, đã mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 9.413 ha, có 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 8.870 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích gần 600 ha; tỷ lệ lấp kín diện tích cho thuê của các khu công nghiệp đạt 65%, của các cụm công nghiệp là 45%.

Tỉnh đã nhận thức và có quyết sách rõ ràng đầu tư phát triển hạ tầng cần lựa chọn một số doanh nghiệp chủ lực của địa phương (đa phần là các doanh nghiệp nhà nước) có năng lực, uy tín, kinh nghiệm,... để giao làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hệ thống hạ tầng như: giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường...

Vấn đề tạo quỹ đất sạch và cải cách thủ tục hành chính cũng được đặc biệt quan tâm, Bình Dương đã sớm quản lý đất đai theo quy hoạch, ưu tiên việc tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các khu công nghiệp.

Sự phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc gia tăng dân số cơ học và quá trình đô thị hóa là một tất yếu; do đó, quan điểm quy hoạch của tỉnh là gắn phát triển công nghiệp với phát triển dịch vụ và đô thị, 3 mục tiêu này luôn hỗ trợ và tác động thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.

Song song với hoàn thiện quy hoạch và phát triển đô thị, Đảng bộ tỉnh cũng chú trọng phát triển nông thôn và phân bố các điểm dân cư theo quy hoạch, bảo đảm mỹ quan, môi trường, an toàn giao thông; quy hoạch và cải tạo các làng nghề, các trung tâm dịch vụ nông thôn theo hướng bền vững. Kết quả là đã góp phần quan trọng làm thay đổi về chất của đời sống của người nông dân, chuyển sang hoạt động công nghiệp, dịch vụ trong các khu công nghiệp và đô thị mới của tỉnh.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Bình Dương khởi động từ năm 2011 đã thu được những kết quả khả quan về cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đã góp phần đáng kể nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn và giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tại các khu tái định cư cũng được xây dựng hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tái hòa nhập và tham gia lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, sinh sống theo nếp sống đô thị.

PV: Thực tế hiện nay cho thấy, ở một số địa phương có hiện tượng kêu gọi đầu tư dàn trải, phát triển bằng mọi giá, kể cả nhập công nghệ, máy móc cũ để đầu tư. Vậy, tỉnh Bình Dương ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến môi trường và việc sử dụng công nghệ lạc hậu như thế nào?

Đồng chí Trần Văn Nam: Thực tế nhiều năm qua, Bình Dương đã chuyển hướng. Từ việc thu hút đầu tư dàn trải, nghĩa là cứ thu hút vào rồi trong quá trình thu hút, tính toán sàng lọc, tới nay Bình Dương rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những đề bài cụ thể. Việc này đã thể hiện trong nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, đến việc thực hiện của UBND tỉnh rất ráo riết, quyết liệt.

Nhiều năm qua, tỉnh đã vừa bảo đảm phát triển công nghiệp, đô thị hóa, vừa không thu hút các doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, công nghệ lạc hậu. Bình Dương đã đưa ra những tiêu chí cụ thể là thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và giá trị gia tăng trong sản phẩm cao, ít có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Song song đó, tỉnh chỉ đạo quyết liệt việc hạn chế tối đa thu hút đầu tư ở ngoài khu, cụm công nghiệp; tập trung thu hút vào các khu, cụm công nghiệp đã có. Những nhà máy, xí nghiệp ở các khu vực phía Nam của tỉnh có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi yêu cầu chuyển đổi công năng, công nghệ hoặc phải buộc di dời lên phía Bắc. Nhưng việc di chuyển này cũng ưu tiên di chuyển vào các khu, cụm công nghiệp, kèm theo chuyển đổi công nghệ. Nếu không, vô hình chung, các doanh nghiệp lại mang ô nhiễm môi trường từ nơi này đến nơi khác. Tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cho các nhà máy, xí nghiệp lên phía Bắc và đã làm điều này rất thành công.

Như tôi đã trao đổi, một trong những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế của Bình Dương, đó là: Để phát triển bền vững cần phải giải quyết tốt môi trường. Tỉnh Bình Dương rất quan tâm giải quyết tình hình ô nhiễm môi trường bằng nhiều hình thức, phương thức Nhà nước cùng doanh nghiệp cùng đầu tư, luôn quan tâm công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý môi trường… Nhờ vậy tình hình ô nhiễm môi trường đã từng bước được cải thiện và tiếp tục chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Những dấu ấn nổi bật của tỉnh Bình Dương
- Tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh Bình Dương thời kỳ 2010-2005 tăng 8,3%/năm. GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2015 đạt 101,2 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỉnh công nghiệp hiện đại, tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2015 đạt 217 ngàn tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2015 đạt 21 tỷ USD (bằng 12,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Thu ngân sách của tỉnh năm 2015 đạt trên 36.000 tỷ đồng (năm 2000: 1.182 tỷ đồng, năm 2005: 5.399 tỷ đồng, năm 2010 đạt trên 20.437 tỷ đồng).
- Đầu tư phát triển các khu công nghiệp: đến cuối năm 2015, tỉnh đã có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 9.400 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt khá cao với gần 65% diện tích đất công nghiệp.
- Tỉnh đã thu hút 2.587 dự án với tổng vốn đầu tư 23,65 tỷ đô la Mỹ, tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm trên 52,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh; tập trung chủ yếu vào khu vực công nghiệp - xây dựng (chiếm 95% tổng số dự án và 86% tổng vốn đầu tư); đóng góp trên 69,6% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh; chiếm 23% tổng thu ngân sách và chiếm 79,4% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng Sản VN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân

Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân

5 năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn và đời sống người nông dân đã có nhiều thay đổi. Đây cũng chính là tiền đề, động lực để các địa phương tiếp tục xác định đẩy mạnh công việc này trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, để làm được việc này cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Đại hội Đảng lần thứ XII vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Đại hội Đảng lần thứ XII vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (20/1), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khắc phục bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực

Trước thềm Đại hội XII của Đảng, là nhà giáo nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, được chứng kiến những bước thăng trầm của đất nước trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, những đổi thay trong xã hội những năm gần đây, cũng như trong ngành giáo dục - đào tạo (GDĐT) và khoa học - công nghệ (KHCN), tôi tin tưởng Đại hội lần này sẽ có những định hướng phù hợp nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của GDĐT và KHCN, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục những bất cập hiện nay.
Làm thế nào để cả xã hội đừng

Làm thế nào để cả xã hội đừng 'quay cuồng' vào thi cử

TS Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Phải làm sao cho cả xã hội đừng có quay cuồng vào thi cử mà tập trung cho con em rèn luyện về đạo đức, nhân cách và có phương pháp tự học.
Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Thực hiện Hướng dẫn số 01-HD/BCSĐ ngày 20/8/2015 và Hướng dẫn số 02-HD/BCSĐ ngày 16/9/2015 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương hướng dẫn về việc điều chỉnh thời gian thảo luận, góp ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, sáng nay (30/10), Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng. Toàn bộ cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Công Thương đã tham gia và góp ý sôi nổi cho các dự thảo văn kiện.
Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm” 2

Các chính sách xã hội phải xuất phát từ thực tế đời sống của dân, bảo đảm nguyên tắc công bằng, tiến bộ, bình đẳng xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”.

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đặt vấn đề "Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai". Đây là một chủ trương đúng đắn, thiết thực của Đảng và Nhà nước. Để góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội, phóng viên đã ghi lại một số ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên về vấn đề này.
Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Theo nhiều chuyên gia, việc sinh viên ra trường không có việc làm, thậm chí nhiều thủ khoa cũng thất nghiệp là do ngành giáo dục không quy hoạch đầu ra
Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng có đề cập: "Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có cơ chế chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước".

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Phần XII, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng với tiêu đề "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc" đã nêu ra phương hướng, nhiệm vụ: "Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Dự thảo báo cáo chính trị và Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế yếu kém trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.
Vì sao có cán bộ không dám nói

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân' 2

Ông Nguyễn Túc: Nhiều người ở trong cấp ủy, phụ trách công tác dân vận, mặt trận nhưng không dám nói trung thực tiếng nói của dân.
Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như trong Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), chúng ta có thể nhận thấy vấn đề văn hóa được quan tâm đặc biệt, trong đó vấn đề xây dựng con người được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề về văn hóa. Điều đó hoàn toàn đúng đắn cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo (gọi tắt là vùng đặc biệt khó khăn) đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều cách biệt với các địa bàn khác, ước tính tỷ lệ hộ nghèo cao gấp hơn 3 lần bình quân cả nước.
Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Việt Nam có 3.200km bờ biển, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng 1.000.000km2 với gần 3.000 đảo nằm rải rác từ Bắc đến Nam trên Biển Đông, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển, đảo Việt Nam có vai trò quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị, giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các thế hệ người Việt Nam từ xưa luôn dựa vào biển và bảo vệ biển để mưu sinh và phát triển đất nước.

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều' 1

Muốn phát huy sức mạnh toàn dân tộc không chỉ là kêu gọi, động viên một chiều mà phải giải quyết hài hòa lợi ích của người dân

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Tiếp xúc, trao đổi với một số cán bộ và người dân tộc về Đại hội XII của Đảng, họ nói: Đó là Đảng của ta, việc của Đại hội bàn và quyết định cũng là vì dân, là việc của dân, nhưng ý của Đảng phải hợp với lòng dân, vì Đảng và Bác Hồ "lấy dân làm gốc", dân là chủ nước nhà. Đồng thời, họ cũng có tâm tư, có quan tâm một số vấn đề về dân tộc, mong muốn gửi tới Đại hội XII của Đảng. Suy nghĩ từ thực tiễn của nước ta và kinh nghiệm của thế giới, tôi xin phản ánh mong muốn đó và đề nghị với Đảng như sau:

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng, với mục VIII- “Quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”, thể hiện quan điểm mới về tư duy và sự chủ động của Nhà nước ta trong xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển.
"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Vấn đề trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng không nên đặt thành mục tiêu nguyên tắc, càng không phải là nguyên tắc cơ bản. Đức - Tài, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng hơn hết".

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Theo PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nội dung “Xây dựng Đảng” trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng được trình bày đầy đủ, toàn diện, thẳng thắn, cả kết quả, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới và dài hạn hơn.
Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Sau khi nghiên cứu bản Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng về: “Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”, trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí cao với bố cục và nội dung Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Tôi có mấy ý kiến bổ sung góp phần làm rõ thêm: Tăng cường quốc phòng -an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. 
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động