Tuyên truyền tác hại thuốc lá: Cần tránh hình thức

Trên cơ sở đạt được từ kết quả phòng chống tác hại thuốc lá, từ đầu năm đến nay nhiều bộ ngành, địa phương cả nước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng nội dung hiệu quả tránh hình thức, phong trào.
Tuyên truyền tác hại thuốc lá: Cần tránh hình thức
Những hội thi về tác hại thuốc lá có tác động rất tích cực

PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ PCTHTL cho biết, trong những năm qua đã có nhiều hoạt động nhằm thực thi các quy định của nhà nước về phòng chống tác hại của thuốc lá với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công nhân viên cũng như các đối tượng khác trong xã hội về tác hại thuốc lá; hướng tới mục tiêu giảm nhu cầu, giảm số lượng người hút thuốc lá; bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra.

Đơn cử như năm năm 2015, tại các tỉnh/thành phố đã có hơn 1.000 buổi truyền thông trực tiếp cho 22.673 người; hơn 400 trường trung học phổ thông, 457 trường trung học cơ sở thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên tại các tỉnh, thành phố được đẩy mạnh. Trong 3 năm qua, hơn 15.000 cán bộ chủ chốt tham gia hoạt động PCTH thuốc lá được tập huấn về thực hiện môi trường không khói thuốc.

Công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá được bước đầu triển khai, trong đó Bệnh viện Bạch Mai được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm tư vấn cai nghiện và tổ chức đào tạo giảng viên nguồn về tư vấn cai nghiện thuốc lá. Tính riêng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2015 tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá đã tiếp nhận hơn 10.000 cuộc gọi xin tư vấn cai nghiện thuốc lá, đồng thời tổ chức đào tạo cho hơn 800 cán bộ y tế tại 63 tỉnh, thành phố về về tác hại của thuốc lá và phương pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá.

Năm 2015, 2016 cũng là năm có nhiều sự kiện văn hoá, thể thao lớn tại cộng đồng đã gắn chặt với việc tuyên truyền tác hại thuốc lá như sự kiện Festival Nha Trang – thành phố biển không khói thuốc lá; Đại hội Thể thao bãi biển châu Á không khói thuốc tại Đà Nẵng; Lễ phát động các Chiến dịch xây dựng Ngôi nhà không khói thuốc; Phụ nữ xây dựng tổ ấm không khói thuốc lá do Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức với sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đại diện các Bộ, ngành, đông đảo thanh niên, sinh viên là những sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân trong cộng đồng trong thời gian qua.

Tuyên truyền tác hại thuốc lá: Cần tránh hình thức
Biểu diễn văn nghệ tại một Hội thi tuyên truyền về thuốc lá năm 2017

Theo Gs. Lương Ngọc Khuê, từ những nỗ lực tuyên truyền thường xuyên, rộng khắp đã giúp nhận thức của cộng đồng về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động tăng cao. Đơn cử như năm 2015, hơn 90% người trưởng thành tin rằng hút thuốc gây các bệnh nguy hiểm; Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nơi làm việc giảm 13,3%, hút thuốc thụ động tại trường đại học, cao đẳng giảm 16,4%, tại nhà hàng giảm 4,2%, trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15%, hút thuốc thụ động tại cơ sở chăm sóc y tế giảm 5,2%.

Có thể nói, đây là kết quả rất đáng mừng vì khi có thêm hiểu biết, kiến thức sẽ giúp người hút thuốc chuyển từ ý thức sang hành động và cộng đồng cũng lên tiếng mạnh mẽ về quyền được sống trong môi trường sạch, không khói thuốc, qua đó kéo giảm tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam.

Qua theo dõi, các hình thức tuyên truyền về tác hại thuốc lá thời gian qua cũng khá đa dạng và phong phú như nói chuyện trực tiếp, tổ chức hội thi, văn nghệ, diễu hành đạp xe, phát tờ rơi, tài liệu, treo băng rôn, gắn biển báo; đăng tin bài trên các phương tiện truyền thông đại chúng... tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn mang tính phong trào và hình thức. Nghĩa là làm theo nhiệm vụ chứ không xuất phát từ trách nhiệm và lợi ích chung. Việc tuyên truyền còn thiếu trọng tâm trọng điểm, chưa có những hành động cụ thể với mục tiêu, thời hạn rõ ràng đối với từng ngành/nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, cách tuyên truyền chưa được linh hoạt, sáng tạo nên hiệu quả chưa cao. Ví dụ một buổi tập huấn vẫn ngồi theo kiểu lớp họp, người giảng cứ giảng còn người nghe làm việc của mình (thụ động) mà không có sự giao tiếp nào. Hay như cách tuyên truyền bằng hội thi, cuộc thi, kết hợp biểu diễn văn nghệ rất sáng tạo, sâu sắc, dễ đi vào lòng người thì chưa được nhân rộng và làm thường xuyên.

Để tuyên truyền có hiệu quả, thiết nghĩ mỗi Ban chỉ đạo PCTHTL ở cấp trung ương đến địa phương cần dựa trên những số liệu của từng nhóm đối tượng để xây dựng chương trình, nội dung, hình thức phù hợp và có mục tiêu cụ thể cho mỗi đợt tuyên truyền. Nhưng quan trọng hơn vẫn là ý thức trách nhiệm vì lợi ích chung của cộng đồng.

Vũ Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Não bộ có thực sự được nâng cao trí nhớ nếu chúng ta uống cà phê hàng ngày? Nghiên cứu của các tổ chức uy tín trên thế giới sẽ cho chúng ta thấy điều này.
Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh như ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa...
Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh không chỉ là loại cây dại mà còn là một bài thuốc quý trong Đông y. Với nhiều công dụng, cỏ tranh đã giúp cải thiện sức khỏe vàđiều trị nhiều bệnh.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

Mục tiêu đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ có 3 Trung tâm cấp cứu 115 khác ngoài bệnh viện và 2 trạm cấp cứu đường hàng không và đường thủy.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3, Bộ Y tế phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Loại quả vừa ăn sống hoặc nấu thành nhiều món có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch

Loại quả vừa ăn sống hoặc nấu thành nhiều món có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch

Cà chua là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là phòng ngừa tim mạch đến ung thư
Bộ Y tế thông tin về việc “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’’

Bộ Y tế thông tin về việc “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’’

Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố; bệnh viện, viện… hướng dẫn văn bản liên quan công tác khám sức khỏe.
​​​​​​​Chưa tìm ra nguồn lây nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hoà

​​​​​​​Chưa tìm ra nguồn lây nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hoà

Ngành y tế tỉnh Khánh Hoà chưa tìm ra nguồn lây cúm A/H5N1 khiến nam sinh 21 tuổi tử vong, do địa phương chưa có ổ dịch, chưa có cảnh báo.
Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc

Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc

Dừa là loại quả "quốc dân" có vị thanh mát, ngọt dịu. Không những thế, nó còn rất thích hợp điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh đau dạ dày.
Số ca mắc bệnh lao tăng cao, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh

Số ca mắc bệnh lao tăng cao, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh

Hàng năm, khoảng 13.000 người người tử vong do bệnh lao; 40% người mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị, đặc biệt người trẻ mắc lao gia tăng.
Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền.
Một loại gia vị ví như “thần dược” giúp giảm mỡ máu cao

Một loại gia vị ví như “thần dược” giúp giảm mỡ máu cao

Quế là loại gia vị bổ dưỡng có thể thêm vào nhiều món ăn và còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu cao, được các chuyên gia chuyên dinh dưỡng khuyên dùng.
Lof Malto triệu bước nhảy tạo kỷ lục đồng diễn sân trường

Lof Malto triệu bước nhảy tạo kỷ lục đồng diễn sân trường

Hơn 5 triệu học sinh của hơn 10.000 trường THCS trên cả nước đã tham gia màn đồng diễn có tên gọi “Tiến bước dưới cờ đoàn và Lof Malto - Khi nào mình lớn”.
Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh thường nở về đêm với hương thơm rất đặc biệt. Ít ai biết, hoa vừa là vị thuốc quý mà còn chế biến thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng.
Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

H5N1 là một loại virus cúm A có khả năng gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm, chính vì thế mà H5N1 còn có tên là cúm gia cầm.
Mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh ung thư

Mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh ung thư

Cà phê không chỉ là loại đồ uống khiến hàng triệu người trên thế giới say mê mà còn giúp hỗ trợ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Chiều tối ngày 24/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin cụ thể gửi báo chí về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa.
TP. Hồ Chí Minh “quản chặt” đầu vào của hàng hóa, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh “quản chặt” đầu vào của hàng hóa, thực phẩm

Hiện nay điều kiện để bán hàng vào siêu thị TP. Hồ Chí Minh có thể sẽ khó hơn trước song đây là việc cần thiết để ngăn chặn thực phẩm không an toàn.
Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu

Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu

Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu; hơn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị.
Bệnh viện ngành mắt tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn’’ đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

Bệnh viện ngành mắt tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn’’ đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

Ngày 23/3 tại Bắc Ninh, Bệnh viện Mắt TW chủ trì Hội nghị Giám đốc các bệnh viện chuyên khoa mắt, cập nhật kinh nghiệm đào tạo, chỉ đạo tuyến và đấu thầu y tế.
"Bắt tay" đối tác ngoại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

"Bắt tay" đối tác ngoại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

Tổ chức Strasys (Anh) sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển các trung tâm xuất sắc để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu cho người dân.
Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Rau má mọc dại khắp nơi nhưng lại là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe.
Khánh Hoà phát hiện 1 ca nhiễm cúm A/H5

Khánh Hoà phát hiện 1 ca nhiễm cúm A/H5

Nam sinh 21 tuổi, học Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hoà) dương tính với cúm A/H5, là bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50%.
Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn triển khai nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao M72.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động