“Made in China 2025”

Từ nền tảng vững mạnh đến nền sản xuất kỹ thuật cao

Là một trong những đại công trường của thế giới, với các chuỗi cung ứng ngày càng hoàn thiện, một trong những thành công nổi bật trong phát triển công nghiệp của Trung Quốc là nền tảng công nghiệp hỗ trợ (CNHT) vững chắc và đa dạng, giúp sản xuất các thành phẩm với chi phí cạnh tranh và số lượng lớn.
tu nen tang vung manh den nen san xuat ky thuat cao

Có dân số lớn nhất thế giới gần 1,4 tỷ người dân, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế có quy mô hàng dầu thế giới. Năm 2017, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 16.600 USD. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD vào năm 2017 do xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ là 130 tỷ USD trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc là 506 tỷ USD. Đây là một trong những nguyên nhân để Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, bên cạnh một lý do khác là Hoa Kỳ muốn Trung Quốc xóa bỏ quy định yêu cầu các công ty của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho các công ty nội địa, trong khi đó lại là một trong những điều kiện hàng đầu của nước này.

Rõ ràng, khao khát công nghệ và quyết tâm nâng cao năng lực công nghệ là một trong những động lực chính trong phát triển công nghiệp của Trung Quốc, sau một thời gian dài là công xưởng sản xuất của thế giới, nhưng chỉ được gắn với các thương hiệu hàng bình dân, thậm chí là hàng chất lượng thấp và giá rẻ.

Phát triển công nghiệp là một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc, giai đoạn 2016 - 2021 (sau đây gọi tắt là kế hoạch 13), được thông qua bởi Đại hội Đảng lần thứ 13 của nước này (năm 2016). Trong đó có 8 ngành công nghiệp được tập trung phát triển gồm:

Các ngành công nghiệp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; công nghệ thông tin (CNTT) thế hệ mới; công nghệ sinh học; chế biến, chế tạo tân tiến; sản xuất vật liệu mới; các phương tiện đi lại sử dụng năng lượng mới; công nghệ số sáng tạo; dịch vụ công nghệ cao.

Đồng thời, Trung Quốc tiến hành chương trình “Made in China 2025”- một sáng kiến để nâng cấp nền công nghiệp của nước này sản xuất hàng loạt với chi phí thấp sang sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Trong khi các ngành công nghiệp sáng tạo và các dịch vụ công nghệ cao dường như là mục tiêu cao và cần nhiều thời gian để Trung Quốc thực sự làm chủ được, thì 6 ngành công nghiệp khác trong Kế hoạch 13 lại phù hợp với chương trình “Made in China 2025”. Cả hai kế hoạch này đều phù hợp với việc nâng cấp công nghiệp cốt lõi của Trung Quốc gồm sản xuất các mạch tích hợp và công nghệ thông tin mới, công nghệ sinh học và công nghiệp di truyền, năng lượng xanh và năng lượng hạt nhân, thiết bị tiên tiến và vật liệu mới. Khi chiến lược nâng cấp sản xuất quốc gia đến giai đoạn thực hiện, một loạt các chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho Made in China 2025 sẽ được triển khai. Việc thực hiện các gói chính sách này nhằm bổ sung chiến lược công nghiệp và dựa trên nền tảng rất lớn là CNHT.

Thành công của các chiến lược ngành công nghiệp mới nổi của Trung Quốc đòi hỏi tất cả các ngành phải nâng cấp với tốc độ đã đề ra. Một số lĩnh vực, chẳng hạn như vệ tinh, hàng không vũ trụ, trí thông minh nhân tạo, Internet vạn vật và an ninh mạng có khả năng thành công với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước cả về vốn và công nghệ.

Khát vọng ngành thương hiệu ô tô Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem ngành công nghiệp ô tô, bao gồm cả sản xuất phụ tùng ô tô, là một trong những ngành công nghiệp trụ cột của đất nước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xe lớn nhất thế giới với doanh thu hơn 28 triệu chiếc trong năm 2016, tăng trưởng 9% so với năm 2015. Chính phủ Trung Quốc dự đoán sản lượng ô tô của Trung Quốc sẽ đạt 30 triệu chiếc vào năm 2020 và 35 triệu vào năm 2025.

Giấc mộng ngành ô tô Trung Quốc đã không còn xa vời khi sản lượng ô tô nguyên chiếc sản xuất tăng mạnh trong những năm gần đây.

Mục tiêu của sáng kiến là bán một triệu chiếc xe hybrid (sử dụng cả điện và xăng) sản xuất trong nước ở Trung Quốc vào năm 2020, chiếm tối thiểu 70% thị phần của quốc gia này. Hơn nữa, mục tiêu đặt ra là số lượng xe hơi mang thương hiệu nội địa chiếm tối thiểu 80% thị trường ô tô nước này vào năm 2025.

“Kế hoạch phát triển trung và dài hạn ngành ô tô” của Trung Quốc, được ban hành vào tháng 4 năm 2017, nhằm mục đích làm cho Trung Quốc trở thành một cường quốc về ô tô với lợi thế sản xuất vượt trội. Một số mục tiêu khác cũng được thiết lập như: Xây dựng thương hiệu ô tô, kết nối công nghệ xe hơi, hỗ trợ lái xe và hệ thống tự động điều khiển một phần hoặc có điều kiện. Những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành ô tô như hệ thống pin nhiên liệu, các linh kiện chính, cột sạc, thiết bị sản xuất pin và thiết bị kiểm tra cũng được đầu tư phát triển để đảm bảo tính liên tục và toàn diện của chuỗi cung ứng.

Hỗ trợ từ chính quyền trung ương và địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng của các dòng xe sử dụng năng lượng mới (NEV) tại Trung Quốc. Mặc dù mục đích của các khoản trợ cấp này nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp NEV trong nước, nhưng cũng có tác dụng hạn chế sức ép cạnh tranh từ các công ty nước ngoài. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) đã phát hành “danh sách trắng” của các loại xe đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện nhận trợ cấp, gần như tất cả đều do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Vào tháng 12 năm 2016, MIIT tuyên bố cắt giảm khoản trợ cấp tối đa 20% vào năm 2017 và cuối cùng sẽ loại bỏ tất cả các khoản trợ cấp vào năm 2020.

“Kế hoạch phát triển công nghiệp pin điện cho xe ô tô” được công bố vào tháng 3 năm 2017, khuyến khích phát triển và công nghiệp hóa ngành công nghiệp pin lithium-ion, thành lập các trung tâm R & D và hỗ trợ phát triển toàn bộ chuỗi cung ứng. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài thành lập các trung tâm R & D tại Trung Quốc. Các cơ quan chức năng liên quan cũng duy trì danh sách các nhà cung cấp pin NEV được sản xuất trong nước đã được phê duyệt.

Trong khi đó, một chính sách thuế có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016. Theo đó, tất cả các xe chở khách nhập khẩu và kích cỡ trung bình và nhỏ của xe thương mại trị giá 1,3 triệu nhân dân tệ chưa bao gồm VAT (khoảng 188.000 USD) phải trả thêm 10% thuế tiêu thụ đặc biệt cho dòng xe hơi sang trọng.

Phát triển sản xuất phụ tùng ô tô chuyên dụng

Thị trường linh kiện phụ tùng chuyên dụng cho ô tô của Trung Quốc có trị giá 150 tỷ nhân dân tệ vào năm 2016 với mức tăng trưởng 30% mỗi năm. Dịch vụ sửa đổi, nâng cấp ô tô (gọi dân dã là “độ xe”) và các thiết bị, phụ tùng chuyên dụng phục vụ dịch vụ này khá phổ biến ở một số thành phố của Trung Quốc mặc dù thực tế Luật an toàn giao thông của Trung Quốc về cơ bản cấm. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng từ các phụ tùng ô tô chuyên dụng tại thị trường ô tô Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ. Do đó, các nhà sản xuất trong nước cũng đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh bằng khả năng làm chủ sản xuất các dòng RV hiện đại.

Có khoảng 25.000 xe phục vụ giải trí, vừa là xe, vừa là nhà (Recreational Vehicle-RV) ở Trung Quốc vào năm 2016. 33% các khu sản xuất nằm dọc theo phần phía đông của Trung Quốc, ví dụ như: Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông), trong khi 22% khác ở phía tây Trung Quốc như: Nội Mông, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam. Hiện tại có khoảng 80 nhà sản xuất RV ở Trung Quốc, trong đó có 56 nhà hoạt động.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp RV phải đối mặt với các vấn đề như thiếu tiêu chuẩn và quy định, cũng như thách thức thuế tiêu thụ xe hơi sang trọng. Hải quan Trung Quốc không có mã HS cho RV, vì vậy RV được coi là ô tô khi nhập khẩu. Điều này có nghĩa là RV nhập khẩu phải trả cùng mức thuế cao như xe nhập khẩu.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Mặc dù xây dựng sụt giảm, nhưng không làm giảm kỳ vọng về sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong quý I/2024,nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo.
Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Dự kiến, sau quý II/2024, Nhà máy INVENTEC Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ được khởi công tại HANSSIP, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút hơn 600 người tham dự.
Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng cho rằng, Airbus có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hàng không, sản xuất linh kiện...
Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

3 đề xuất của đại diện Intel Việt Nam với Thủ tướng về việc phát triển công nghiệp bán dẫn đã thu hút sự chú ý tại hội nghị mới đây ở Hà Nội.
igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

Ứng dụng igusGO của igus® dựa trên AI chỉ cần thao tác trong vài giây giúp hỗ trợ các công ty chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 và sản xuất trung hòa CO2.
Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Đến nay, Hà Nội đã có 229 sản phẩm đạt danh hiệu công nghiệp chủ lực. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm có thế mạnh.
Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các DN trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những DN đầu tàu.
Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Tiếp tục củng cố về ‘chất’ sẽ là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp sớm hội nhập vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ ASEAN và toàn cầu.
Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI lớn.
Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Từ ngày 16 - 19/5/2024 sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024).
Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Tại trụ sở Viện Nghiên cứu Cơ khí vừa diễn ra buổi làm việc giữa các đơn vị Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị.
“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

Quý III/2023, ngành công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn tại Việt Nam đã liên tục nhận được những tin vui về sự phát triển và triển khai dự án quan trọng.
Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ.
VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast Auto vừa công bố tổ chức Lễ động thổ Dự án cơ sở sản xuất xe điện tích hợp tại TP. Thoothukudi, bang Tamil Nadu (Ấn Độ) vào ngày 25/02.
Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trong Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội “cất cánh”.
Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô

Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô

Các nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ các nhà cung cấp ngoài hệ thống của Toyota trong 4 năm qua thể hiện cam kết mạnh mẽ của hãng xe Nhật Bản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động