Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật ưu đãi đầu tư

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất có ý kiến về việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật ưu đãi đầu tư.

Đánh giá về thực trạng chính sách, pháp luật và thực hiện ưu đãi đầu tư trong những năm vừa qua, VCCI cho rằng, đến nay đã không còn sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh các hình thức ưu đãi quen thuộc được áp dụng như thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu… còn có các hình thức khác như ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, hỗ trợ chi phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư hạ tầng, hỗ trợ lãi suất, trợ giá, bao tiêu sản phẩm đối với một số ngành khó thu hút đầu tư…

Tuy nhiên, VCCI cho rằng, các quy định về ưu đãi đầu tư còn nằm rải rác trong hệ thống pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế và trong pháp luật của nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Đặc biệt, việc xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư cần tiếp tục xem xét để hoàn thiện hơn theo hướng công bằng, minh bạch, cụ thể, rõ ràng.

tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat uu dai dau tu
Chính sách ưu đãi đầu tư không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Ảnh minh họa

Theo VCCI, đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một ngành, lĩnh vực, thực tiễn cho thấy các quy định quản lý ngành ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hơn là các quy định về ưu đãi đầu tư. Do đó, để thu hút đầu tư vào một ngành, lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư thì trước tiên phải tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư gia nhập ngành thông qua việc dỡ bỏ các rào cản, minh bạch hoá các thông tin về chính sách, pháp luật, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng..., trước khi phải sử dụng đến biện pháp ưu đãi đầu tư.

Khi xây dựng các chính sách, pháp luật về ưu đãi đầu tư, cần phải đánh giá cả tác động tích cực và tác động tiêu cực theo phương pháp định lượng. VCCI cho biết, trong thời gian vừa qua, có tình trạng các cơ quan đề xuất chính sách ưu đãi đầu tư chỉ tập trung vào việc giải trình những tác động tích cực, còn các tác động tiêu cực đến ngân sách, giảm đầu tư ở nơi khác, hoặc tác động tiêu cực về môi trường, về vấn đề cạnh tranh… thì không được đề cập đến. VCCI kiến nghị, cần đặt ra nguyên tắc khi đề xuất chính sách ưu đãi đầu tư, nếu cơ quan đề xuất không thể hiện đầy đủ và rõ nét được các tác động tiêu cực thì những đề xuất đó cần phải hạn chế tiến hành thẩm định, thẩm tra và thông qua.

tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat uu dai dau tu Kiến nghị bãi bỏ điều kiện người đứng đầu cơ sở in

Thủ tục kinh doanh trong lĩnh vực in ấn đã được đơn giản hóa, cắt giảm, tuy nhiên vẫn có điều kiện các doanh nghiệp ...

tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat uu dai dau tu Cải cách môi trường kinh doanh ngành công thương thực chất

Cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý để tạo thuận lợi cho sản xuất, ...

Thực tế cũng cho thấy, một số chính sách ưu đãi đầu tư đã được ban hành nhưng không quy định hoặc quy định không minh bạch về điều kiện và thủ tục để được hưởng ưu đãi đầu tư. Điều này đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc khi xin xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. Thậm chí, VCCI phản ánh, có trường hợp chính sách về ưu đãi đầu tư trao quyền “tùy nghi” quá lớn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác nhận, tạo cơ hội cho tham nhũng, tiêu cực, doanh nghiệp đã phải chung chi để được xác nhận đủ điều kiện ưu đãi. Kết quả là, chính sách ưu đãi không phát huy được tác dụng, làm nản lòng những doanh nghiệp muốn đầu tư vào những lĩnh vực cần khuyến khích. Do vậy, VCCI cho rằng, khi xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về ưu đãi đầu tư cần bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng về điều kiện, tiêu chí, thủ tục được hưởng ưu đãi.

Ưu đãi đầu tư được coi là biện pháp “mồi” nhằm tạo lập, thu hút nhà đầu tư trong một giai đoạn nhất định. VCCI cho rằng, sau một thời gian, nếu lĩnh vực, địa bàn đó đã có làn sóng đầu tư tốt, thì cần giảm bớt chính sách ưu đãi, nếu lĩnh không có nhiều nhà đầu tư có nghĩa là biện pháp ưu đãi đó không hiệu quả, cần nâng cấp hoặc điều chỉnh thay đổi chính sách, pháp luật cho phù hợp.

Hiện nay, có tình trạng tách biệt giữa xây dựng chính sách, pháp luật về ưu đãi đầu tư với việc xây dựng kế hoạch ngân sách. Nhiều chính sách ưu đãi đầu tư dàn trải, lãng phí, gây xói mòn cơ sở thu ngân sách, dẫn đến việc Nhà nước buộc phải tăng thu từ những nguồn khác, gây phản ứng trong xã hội. Do vậy, theo VCCI, có thể tính đến giải pháp đưa những nội dung mang tính nguyên tắc về tổng chi/giảm thu khi đưa ra ưu đãi đầu tư vào trong dự toán ngân sách, theo đó, các chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể không được phép vượt quá nguyên tắc đề ra./.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, quy mô dân số 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam đang có sức hút rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút được 12.520 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 57,642 tỷ USD.
Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Tính đến tháng 2/2024, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1.151 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 69,6 tỷ USD, xếp thứ 2/19 ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Khu công nghiệp Sông Khoai của tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính với tổng mức đầu tư 57 triệu USD.
Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn nước ngoài, tuy nhiên để biến sự quan tâm đó thành những dự án “tỷ đô” lại không hề đơn giản.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Việt Nam cần có thay đổi trong chính sách và định hướng thu hút, hỗ trợ đầu tư nước ngoài nhằm phù hợp với bối cảnh mới khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.
Đức tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Đức tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Đức bởi vị trí địa lý thuận lợi cùng thị trường người tiêu dùng trung lưu ngày càng lớn mạnh.
Doanh nghiệp cần làm gì để cân bằng giữa nhu cầu gọi vốn đầu tư và phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần làm gì để cân bằng giữa nhu cầu gọi vốn đầu tư và phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần có sự trang bị kỹ càng, thấu đáo khi tham gia thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) thu hút nguồn lực để mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững.
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mở ra cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia

Quỹ Hỗ trợ đầu tư mở ra cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia

Ngoài ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược, Quỹ Hỗ trợ đầu tư được thành lập sẽ tăng cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia.
Quảng Ninh: Địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư nhất Việt Nam

Quảng Ninh: Địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư nhất Việt Nam

Ông Watanabe Shige-Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận định, với lợi thế sẵn có, Quảng Ninh hiện là địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư lớn nhất Việt Nam.
Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 4.883 tỷ đồng.
4 nguyên tắc trong thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập

4 nguyên tắc trong thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất dự án thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập.
Vốn ngoại tiếp tục “đổ” vào các khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Vốn ngoại tiếp tục “đổ” vào các khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào các địa phương khu vực Đông Nam Bộ như TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai… trong 2 tháng đầu năm nay.
Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành tại Việt Nam

Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành tại Việt Nam

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện các doanh nghiệp Australia đã đầu tư vào Việt Nam 631 dự án, với tổng vốn đăng ký 2,037 tỷ USD.
Đồng Nai: Thu hút đầu tư FDI đã đạt khoảng 62,74% trong 2 tháng đầu năm 2024

Đồng Nai: Thu hút đầu tư FDI đã đạt khoảng 62,74% trong 2 tháng đầu năm 2024

Mới 2 tháng đầu năm 2024, nhưng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Đồng Nai đã đạt khoảng 62,74% kế hoạch năm.
Điểm danh Top 10 địa phương thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2024

Điểm danh Top 10 địa phương thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2024

Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên là 3 trong số 10 tỉnh, thành trên cả nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2024.
Phát huy hiệu quả động lực tăng trưởng từ đầu tư công

Phát huy hiệu quả động lực tăng trưởng từ đầu tư công

Với vai trò động lực, dẫn dắt nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước, năm 2024, đầu tư công tiếp tục được xác định là một động lực tăng trưởng kinh tế.
Thu hút FDI: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 2 của Bắc Ninh

Thu hút FDI: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 2 của Bắc Ninh

Mặc dù còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt như kỳ vọng, song dòng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh 2 tháng đầu năm nay lại khá tích cực.
Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế

Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế

Việt Nam sẽ có mức tăng mạnh nhất về sự thịnh vượng trong thập niên tới, khi củng cố được vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 2,1%

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 2,1%

2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ 2023.
Khẳng định sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Khẳng định sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI 2 tháng đầu năm

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI 2 tháng đầu năm

2 tháng đầu năm 2024, Hà Nội dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký gần 914,4 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới

2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới

2 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 17 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD.
Thu hút đầu tư nước ngoài 2 tháng tăng 38,6% so với cùng kỳ 2023

Thu hút đầu tư nước ngoài 2 tháng tăng 38,6% so với cùng kỳ 2023

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 2 tháng đầu năm Việt Nam thu hút 4,29 tỷ USD vốn FDI, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động