Thực trạng và giải pháp Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Việt Nam đang thực hiện khá tốt việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông sản... Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều sản phẩm bị làm giả, làm nhái, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị và thương hiệu của chính sản phẩm đó. Nguyên nhân chính do kinh nghiệm của chúng ta còn yếu- đó là ý kiến phát biểu của các chuyên gia tham dự hội thảo “Hiệu quả trong Quản lý các Sản phẩm chỉ dẫn địa lý được bảo hộ” diễn ra sáng nay (23/6/2015) tại Hà Nội.
Thực trạng và giải pháp Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm duy nhất của Việt Nam được bảo hộ CDĐL ở nước ngoài

Để bạn đọc cập nhật được những con số thống kê, cũng như kinh nghiệm trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) của các sản phẩm Việt Nam hiện nay, bên lề hội nghị, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Hữu Nam- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học & Công nghệ

Xin ông cho biết thực trạng của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay?

Việt Nam là nước nông nghiệp nên có nhiều sản phẩm đặc sản là nông sản. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có hơn 800 sản phẩm đặc sản của các địa phương. Tuy nhiên, các sản phẩm thực sự đáp ứng yêu cầu để đăng ký bảo hộ CDĐL chỉ có 43 sản phẩm đã được cấp Bằng Bảo hộ CDĐL, trong đó có 39 bằng cấp cho CDĐL Việt Nam và 4 bằng cấp cho CDĐL nước ngoài. Con số đó cho thấy, số lượng đăng ký CDĐL còn quá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như của các địa phương. Do đó, chúng tôi đang tiến hành để tiếp tục hướng dẫn, cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), địa phương để xây dựng CDĐL của Việt Nam.

Thực trạng và giải pháp Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Ông Trần Hữu Nam - Phó Cục trưởng Cục SHTT

Như các bạn đã biết, Chính phủ rất quan tâm đến việc bảo hộ CDĐL các sản phẩm của địa phương, với mục đích cải thiện, phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, đặc biệt là những nơi xa xôi, khó khăn. Các sản phẩm đó có thể là các loại nông sản, thủy sản, các sản phẩm thủ công truyền thống. Theo tinh thần đó, Quốc hội đã thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ như: Luật dân sự 1995 đã quy định đối tượng được bảo hộ là tên gọi xuất xứ; hay Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã có một bước tiến quan trọng là có bộ Luật riêng về sở hữu trí tuệ, trong đó có quy định riêng về CDĐL bao gồm tiêu chuẩn, điều kiện quy định về CDĐL. Đương nhiên, việc đăng ký này cho phép cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài.

Tuy nhiên, để đăng ký CDĐL bắt buộc sản phẩm phải có một số đặc tính nhất định như danh tiếng nhờ xuất xứ địa lý của sản phẩm, có tính chất, chất lượng đặc thù và được sản xuất theo phương pháp truyền thống.

Những chính sách của Nhà nước về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã được Cục sở hữu trí tuệ triển khai như thế nào, thưa ông?

Hiện Chính phủ đang có một số chính sách hỗ trợ cho các địa phương cũng như các hiệp hội, làng nghề, những sản phẩm có khả năng đáp ứng được điều kiện để có thể trở thành CDĐL. Các sản phẩm chưa đáp ứng điều kiện này có thể đăng ký thông qua các hình thức khác như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Chính phủ đã có 2 chương trình hỗ trợ cho DN và địa phương, các khu vực để sử dụng CDĐL, được thực hiện trong hai giai đoạn, từ 2005 – 2010 và 2010 - 2015. Bên cạnh đó, Chính phủ còn hỗ trợ về các thủ tục, thu hẹp thời hạn xem xét đánh giá sản phẩm, xây dựng các tiêu chuẩn CDĐL phù hợp với tiêu chuẩn của các sản phẩm của các làng nghề.

Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đang tiếp tục đề nghị Chính phủ hỗ trợ cho chương trình tiếp theo trong giai đoạn 2016- 2021. Chúng tôi cũng có nhiều chương trình giúp địa phương để người dân, nhà sản xuất hiểu biết hơn về quy định pháp luật, xây dựng các chương trình tập huấn, giới thiệu cho bà con nông dân các văn bản pháp luật, hay hướng dẫn cho bà con về các phương thức sản xuất để làm sao đáp ứng được các điều kiện về CDĐL của Việt Nam.

Vậy, nếu doanh nghiệp đăng ký chỉ dẫn địa lý thời điểm này thì có tốn kém không? Những điểm thuận lợi khi các sản phẩm được bảo hộ CDĐL là gì? Các sản phẩm không được bảo hộ khi mất thương hiệu sẽ chịu hậu quả thế nào, thưa ông?

Việc các sản phẩm được bảo hộ CDĐL sẽ tạo điều kiện giúp người dân, các địa phương, các hiệp hội làng nghề cũng như nhà sản xuất tiếp cận với các quy định dễ dàng hơn. Trước kia Việt Nam có rất nhiều sản phẩm có danh tiếng nhưng chưa được đăng ký CDĐL, chưa có cơ sở pháp lý để xử lý các vụ vi phạm làm giả, nhái sản phẩm. Đơn cử với sản phẩm nước mắm Phú Quốc, trước kia khi chưa có bảo hộ CDĐL ai cũng có thể đóng chai, dán nhãn Phú Quốc mà không đúng với đặc thù, chất lượng của loại nước mắm này. Nhưng sau khi có bảo hộ CDĐL thì giá trị sản phẩm đã được nâng cao, thương hiệu được khẳng định.

Hơn thế nữa, phải có đăng ký CDĐL, các sản phẩm của chúng ta mới dễ dàng được phát triển, quảng bá và có cơ hội xuất khẩu cao, tiếp cận được những thị trường khó tính. Điều đáng mừng là hiện nay, thị trường châu Âu (EU) đang rất ủng hộ sản phẩm của Việt Nam có CDĐL được đăng ký ở EU để xuất vào thị trường này. Đây cũng là một trong những vấn đề được đưa ra trong tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm của chúng ta đã đăng ký CDĐL trong nước mà không đăng ký ở nước ngoài cũng sẽ gặp nhiều bất lợi. Đã có những trường hợp các sản phẩm Việt Nam rất có giá trị nhưng bị các công ty nước ngoài lấy mất thương hiệu. Ví dụ cà phê Buôn Ma Thuột dù đã được đăng ký ở Việt Nam nhưng vì chúng ta không triển khai hoạt động đăng ký, quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài nên đã bị một công ty của Trung Quốc đăng ký mất.

Thực tế cho thấy, chi phí để đăng ký CDĐL không cao mà hiện nay Việt Nam chỉ có duy nhất nước mắm Phú Quốc được bảo hộ CDĐL ở nước ngoài. Việc đăng ký nước mắm Phú Quốc theo CDĐL ở EU lại không mất khoản chi phí nào. Tuy nhiên chúng ta phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt khi hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu cao của EU.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hường - Kim Tuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Trong thời đại có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng...
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Triển lãm về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, học hỏi về công nghệ mới.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Việc thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon mang đến nhiều cơ hội cho TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội lựa chọn hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, từ 50 tỉnh thành trên cả nước tại Phiên chợ xanh tử tế để phục vụ gia đình.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại

Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại ''ngôi vương''

Sản lượng nhập khẩu gạo Philippines tăng mạnh cùng thông tin Indonesia sẽ mở thầu trong tháng 4 được cho là nguyên nhân kéo thị trường gạo thế giới khởi sắc.
Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Lễ Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024 diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ, tối ngày 19/4/2024.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại quốc bởi nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm trong lĩnh vực làm đẹp.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Hàng loạt các nhà phân phối hàng đầu tại Mỹ Latinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng vào việc thu mua hàng hóa tại Viet Nam International Sourcing năm nay.
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
40 tỉnh thành sẵn sàng cho Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc- Điện Biên, khai mạc tối 19/4

40 tỉnh thành sẵn sàng cho Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc- Điện Biên, khai mạc tối 19/4

Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 diễn ra trong 7 ngày (19 – 25/4). Chương trình khai mạc sẽ được tổ chức vào tối nay.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Bất chấp căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Tối 18/4, Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024 được khai mạc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động