Tháo gỡ nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp thực phẩm Nhật Bản

Ngày 14/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức cuộc họp “Liên lạc về thực phẩm” nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam với các Bộ, ngành về lĩnh vực này.
Tháo gỡ nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp thực phẩm Nhật Bản

Cuộc họp “Liên lạc về thực phẩm” giữa các DN Nhật Bản và các Bộ ngành liên quan của Việt Nam nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN

Ông Nakagawa Motohisa, đại diện JETRO cho biết, trong những năm qua Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc cải cách, giảm thiểu thủ tục hành chính, từng bước tạo thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh, làm ăn. Riêng với DN thực phẩm Nhật Bản, thông qua các cuộc họp, chương trình đối thoại, nhiều khó khăn và vướng mắc đã được các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết kịp thời.

Tuy nhiên, các DN Nhật Bản cũng cho rằng, để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại, sản phẩm thực phẩm vẫn còn một số vấn đề, vướng mắc cần được giải quyết triệt để hơn như: thủ tục công bố sản phẩm; quy trình và thời gian kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch động, thực vật…

Cụ thể, vấn đề tần suất và thời gian kiểm dịch động thực vật, một số DN Nhật Bản phản ánh, hiện nay việc kiểm dịch động thực vật được thực hiện với tất cả các lần nhập khẩu và thời gian lấy mẫu thử các mặt hàng thịt là 7 ngày, mặt hàng rau củ quả là 4 ngày. Theo các DN, việc kiểm dịch là cần thiết nhưng do đặc thù là thực phẩm tươi sống nên việc kéo dài thời gian lấy mẫu thử sẽ khiến thực phẩm bị giảm chất lượng và độ tươi ngon. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của DN nhập khẩu mà còn giảm cơ hội sử dụng thực phẩm chất lượng cao của người tiêu dùng Việt Nam.

Việc thực hiện hồ sơ công bố sản phẩm hợp quy hiện còn khá nhiều vướng mắc, đặc biệt đối với các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam. Ngoài kết quả kiểm nghiệm thành phần của thực phẩm nhập khẩu, DN thường xuyên được yêu cầu nộp bản kết quả kiểm nghiệm bổ sung, chứng minh xem thành phần sản phẩm có chứa các chất đặc biệt hay không.

Các DN Nhật Bản cho rằng, việc kiểm nghiệm thành phần của sản phẩm là cần thiết để đảm bảo tính an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lạm dụng yêu cầu kiểm nghiệm, cơ quan chức năng Việt Nam cần xây dựng danh mục các chất đặc biệt bắt buộc thực hiện kiểm nghiệm bổ sung để nâng cao tính minh bạch trong việc thực thi các quy định.

Giải đáp cho những vướng mắc này của DN Nhật, ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vấn đề về công bố tính hợp quy của sản phẩm tại Việt Nam hiện nay đã được giải quyết rất đơn giản theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực từ ngày 2/2/2018, thay thế cho Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành từ năm 2012. Ông Giang cho biết thêm, ngoài các sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dùng trong y học, cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi và phụ gia thực phẩm phải làm hồ sơ công bố sản phẩm thì các DN hiện nay có thể tự công bố sản phẩm trên website của mình, gửi một bản cho cơ quan quản lý của Việt Nam là có thể đưa sản phẩm ra thị trường và chịu trách nhiệm với thông tin mình đã công bố.

Ông Đào Duy Tám, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan hải quan nhận được khá nhiều phản ánh về bất cập trong việc lấy mẫu thử nghiệm đối với mặt hàng thực phẩm. Từ trước đến nay, việc lấy mẫu kiểm tra chỉ được thực hiện khi có đủ đại diện của cơ quan hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành và cảng vụ, vì vậy mất khá nhiều thời gian.

"Dự kiến sắp tới ngành hải quan đang nghiên cứu sửa đổi nghị định và thông tư liên quan, trong đó quy định cơ quan hải quan sẽ không thực hiện việc giám sát lấy mẫu. Cụ thể, việc giám sát lấy mẫu chỉ dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro, còn việc lấy mẫu sẽ giao cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cảng vụ, sau khi DN đăng ký thông tin lấy mẫu trên hệ thống một cửa quốc gia. Do đó, thời gian lấy mẫu chắc chắn sẽ giảm bớt được cho DN" - ông Tám cho hay.

Đại diện Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, hiện nay quy định thời gian kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa qua cửa khẩu là không quá 4 giờ, hàng hóa quá sân bay, cảng biển là không quá 10 giờ. Vì vậy, đối với các trường hợp DN bị kéo dài thời gian thông quan, lấy mẫu kiểm nghiệm cần cung cấp đầy đủ thông tin về đơn vị thực hiện để cơ quan quản lý Việt Nam xử lý, chấn chỉnh kịp thời.

Nhiều vướng mắc của các DN thực phẩm Nhật Bản đã được các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam nhanh chóng tháo gỡ, thông tin cặn kẽ cho các DN nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN Nhật Bản đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy quan hệ hợp kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia.

Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Saigon Co.op phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Saigon Co.op phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ngày 13/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn Thực phẩm năm 2024”.
TP. Hồ Chí Minh ứng dụng số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm

TP. Hồ Chí Minh ứng dụng số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm

TP. Hồ Chí Minh muốn công khai minh bạch, xác thực các thông tin truy xuất nguồn gốc thông qua việc kết hợp giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

Thịt ủ mát chuẩn Âu với 3 bước “làm mát nhanh, cân bằng mát, duy trì mát” giúp thịt tươi ngon, mềm mọng và an toàn ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn
Bộ Y tế cảnh báo về Dược phẩm Kobayashi có nguy cơ tổn thương thận

Bộ Y tế cảnh báo về Dược phẩm Kobayashi có nguy cơ tổn thương thận

Ngày 25/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về việc Công ty Dược phẩm Kobayashi đang thu hồi các sản phẩm có nguy cơ làm tổn thương thận.
Khánh Hoà: Khẩn trương rà soát hàng quán bán đồ ăn nhanh, ăn sẵn

Khánh Hoà: Khẩn trương rà soát hàng quán bán đồ ăn nhanh, ăn sẵn

Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà vừa có thông báo, yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát kiểm tra các dạng thực phẩm nguội, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Một công ty bị phạt 11 tỷ đồng do sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm

Một công ty bị phạt 11 tỷ đồng do sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa công bố quyết định xử phạt hàng loạt sản phẩm bổ thận, tăng cường sinh lý, giảm béo có chứa chất cấm.
Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Xuân năm 2024

Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Xuân năm 2024

Là địa phương có đường biên giới trên biển và đất liền nên công tác kiểm soát an toàn thực phẩm nhất là vào dịp Tết và mùa Lễ hội được Quảng Ninh chú trọng.
Kiểm soát an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Kiểm soát an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Nhiều địa phương tại các tỉnh phía Nam đang bước vào mùa lễ hội. Tại các khu tham quan, du lịch… các cơ sở ăn uống đua nhau mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
Bắc Ninh tăng cường quản lý an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Bắc Ninh tăng cường quản lý an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Với hơn 500 lễ hội mỗi năm, tập trung vào dịp đầu năm sau Tết Nguyên đán. Việc kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề luôn được Bắc Ninh quan tâm.
Bắc Ninh thành lập 137 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024

Bắc Ninh thành lập 137 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2024, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập 137 đoàn kiểm tra liên ngành từ cấp xã đến tỉnh.
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh dịp Tết

Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh dịp Tết

Dịp Tết nhu cầu dự trữ thực phẩm tăng cao, tuy nhiên có một số loại thực phẩm để trong tủ lạnh sẽ nhanh hỏng và biến chất.
TP. Hồ Chí Minh: Tổng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trước Tết Nguyên đán

TP. Hồ Chí Minh: Tổng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trước Tết Nguyên đán

TP. Hồ Chí Minh đã thành lập 11 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết nguyên đán, trong đó tập trung vào các mặt hàng Tết được người dân tiêu thụ nhiều.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng hóa tại các chợ đầu mối đầy ắp, sẵn sàng cho cao điểm Tết

TP. Hồ Chí Minh: Hàng hóa tại các chợ đầu mối đầy ắp, sẵn sàng cho cao điểm Tết

Tại 3 chợ đầu mối của TP. Hồ Chí Minh, dự kiến trong tuần cận Tết, lượng hàng nhập chợ tăng bình quân khoảng 80% so với ngày thường.
Việt Nam và Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam và Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ

Từ 18-21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra chuỗi các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Úc và Việt Nam”.
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Thái Nguyên về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Thái Nguyên về an toàn thực phẩm

Theo đó, từ ngày 18-19/1 Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì đã làm việc với Thái Nguyên về tình hình quản lý ATTP trước dịp Tết Nguyên đán 2024.
Đà Nẵng: Kiểm tra liên tục, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Đà Nẵng: Kiểm tra liên tục, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

TP. Đà Nẵng thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đông Nam Bộ: Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm cuối năm

Đông Nam Bộ: Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm cuối năm

Nhằm bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường vào dịp Tết Nguyên đán 2024, các ngành chức năng tại Đông Nam Bộ tăng cường kiểm soát về an toàn thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Bắc Kạn về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Bắc Kạn về an toàn thực phẩm

Ngày 17-18/1, Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì đã làm việc với Bắc Kạn về tình hình quản lý an toàn thực phẩm trước dịp Tết Nguyên đán 2024.
Phó Thủ tướng Chính phủ: Cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Chính phủ: Cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Công an vào cuộc vụ nhiều học sinh bị đau bụng, nôn ói chưa rõ nguyên nhân

Công an vào cuộc vụ nhiều học sinh bị đau bụng, nôn ói chưa rõ nguyên nhân

Theo Phòng Y tế TP. Thủ Đức, các triệu chứng sốt, đau bụng ở trẻ có thể trùng với nhiều bệnh khác. Do đó, chưa đủ cơ sở để xác định đây là ngộ độc thực phẩm.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều mặt hàng được “chỉ tên” kiểm tra an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán 2024

TP Hồ Chí Minh: Nhiều mặt hàng được “chỉ tên” kiểm tra an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán 2024

Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trước dịp Tết Nguyên đán 2024, TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cường kiểm soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết

Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết

Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, đã dẫn đến nguy cơ dễ bị ngộ độc thực phẩm, do vậy cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết.
Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 31/2023/TT-BYT quy định về thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.
Cuối năm cẩn trọng với ngộ độc methanol từ các “bữa nhậu”

Cuối năm cẩn trọng với ngộ độc methanol từ các “bữa nhậu”

Dịp cuối năm mọi người thường tổ chức liên hoan sau một năm làm việc vất vả, đây cũng là thời điểm nhiều vụ ngộc độc methanol do uống rượu không rõ nguồn gốc.
Xử lý nghiêm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; hàng giả kém chất lượng

Xử lý nghiêm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; hàng giả kém chất lượng

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kém chất lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động