Thanh toán di động và thương mại điện tử năm 2018: Dự báo bùng nổ

Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng thanh toán di động (TTDĐ) và thương mại điện tử (TMĐT) dự báo tăng đột biến...
Thanh toán di động và thương mại điện tử năm 2018: Dự báo bùng nổ
Xu hướng thanh toán trực tuyến đang phát triển mạnh tại Việt Nam

Thanh toán trực tuyến tăng mạnh

Năm 2017, tính riêng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số lượng khách hàng DN sử dụng dịch vụ thanh toán qua internet tăng 47%, số lượng khách hàng cá nhân tăng 37% so với cuối năm 2016. Riêng dịch vụ mobile banking, số lượng khách hàng cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ tăng 36%. Về số giao dịch thanh toán qua internet banking đối với khách hàng DN tăng 13%, số lượng giao dịch khách hàng cá nhân tăng 30%, số giao dịch thanh toán qua mobile banking tăng rất mạnh (96%).

Là công ty dẫn đầu thị trường thanh toán trung gian, ông Ngô Trung Lĩnh - Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion - với ví điện tử Payoo) - cho biết: Năm 2017, Payoo đã tăng trưởng đáng kể khi liên kết với hơn 6.000 điểm trên toàn quốc là các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng điện máy…, kết nối trực tiếp với 30 ngân hàng, giúp khách hàng có thể thanh toán hơn 200 loại hóa đơn tiện ích khác nhau. Với lượng người dùng lớn và thường xuyên, tổng giá trị giao dịch qua Payoo đã đạt khoảng 2 tỷ USD/năm.

Ông Sean Preston - Giám đốc Visa tại Việt Nam, Campuchia, Lào cũng nhìn nhận: Năm 2017, giao dịch tại các kênh mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng lên 135% và giao dịch tại các kênh mua sắm trực tuyến quốc tế tăng đến 61%. Trung bình mỗi giao dịch có giá trị khoảng 42 USD (tương đương 950.000 đồng). Trong đó, vé máy bay và các sản phẩm phục vụ mục đích du lịch là những mặt hàng “đắt khách” nhất, tiếp đó phải kể tới sản phẩm liên quan đến vận tải, thời trang hay viễn thông.

Theo đại diện Samsung Việt Nam - đơn vị vừa triển khai giải pháp thanh toán Samsung Pay, chỉ sau 3 tháng triển khai trên toàn quốc, đã có hơn 160.000 lượt người dùng ứng dụng Samsung Pay với hơn 148.000 lượt thanh toán. Về đối tác, Samsung đã và đang hợp tác với NAPAS, VISA, Mastercard và 7 ngân hàng lớn tại Việt Nam...

Ở khía cạnh giao dịch TMĐT, ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc điều hành Shopee - chia sẻ, chỉ sau hơn 1 năm có mặt ở thị trường Việt Nam, Shopee đã có hơn 550.000 nhà bán hàng hoạt động và cung cấp hơn 10 triệu sản phẩm cho người tiêu dùng (NTD). Trong chiến dịch mua sắm “Shopee Super Sale - Rẻ vô địch” đợt cuối năm 2017, Shopee đã đạt hơn 1 triệu đơn hàng chỉ trong 3 ngày, tức là trung bình 1 ngày có tới hơn 300.000 đơn hàng.

Với Lazada, kể từ khi kinh doanh tại Việt Nam, doanh thu của DN này cũng tăng đều qua từng năm. Năm 2017, ngoài đầu tư mạnh cho hệ thống logistics, DN này còn mạnh tay giảm hơn 50% chi phí hoa hồng cho các nhà bán hàng, nhằm giảm gánh nặng chi phí và có sự đầu tư tốt hơn cho dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giúp tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn. Các thống kê của Lazada cho thấy, chỉ trong 4 ngày cao điểm của Cách mạng mua sắm tháng 12/2017 tại Việt Nam, Lazada ghi nhận hơn 63.000 chiếc điện thoại “smartphone” được đặt mua. Điều này chứng tỏ NTD Việt Nam đã tin tưởng mua sắm online, sẵn sàng chi cho những mặt hàng giá trị cao.

“Đất vàng” thanh toán di động

Dự báo về xu hướng TTDĐ, ông Ngô Trung Lĩnh cho hay, năm 2018 sẽ là năm “bùng nổ” thanh toán bằng QR Code tại Việt Nam - người dùng chỉ cần thao tác quét QR Code trên di động là có thể thanh toán hóa đơn hay mua hàng ở bất cứ nơi đâu. Mục tiêu của Payoo trong năm 2018 cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Riêng với Samsung Pay, mặc dù là công nghệ mới xuất hiện, Việt Nam chưa có những quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết, khiến DN lúng túng trong quá trình triển khai dịch vụ. Nhưng nhìn về tương lai, đại diện Samsung Pay khẳng định, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để TTDĐ phát triển mạnh mẽ bởi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng ấn tượng, thẻ ngân hàng và smartphone ngày càng trở nên phổ biến. Tốc độ phát triển của TTDĐ được cho là sẽ góp phần để thị trường TMĐT tăng trưởng tốt hơn. Theo Google & Temasek, từ năm 2015 – 2025, TMĐT Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng trung bình 33 - 35%/năm, gấp 3 lần mức tăng trưởng của ngành bán lẻ truyền thống. Với mức tăng trưởng này, ông Trần Ngọc Thái Sơn - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Tiki.vn - khẳng định: TMĐT là một thị trường “xứng đáng để đầu tư”. Bằng chứng là trong suốt 7 năm qua, chưa có năm nào Tiki tăng trưởng dưới mức 3 con số.

Còn ông Alexandre Dardy - CEO Lazada Việt Nam - nhận xét: Năm 2018, chúng ta sẽ thấy lĩnh vực TMĐT trở nên vượt bậc với rất nhiều xu hướng mới. Đặc biệt, thương mại di động và thương mại xã hội sẽ tiếp tục phát triển kết hợp với xu hướng sử dụng các thiết bị di động khi mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, kinh doanh xuyên biên giới sẽ được triển khai mạnh hơn nếu DN có sự hỗ trợ từ các chính sách nhà nước, cũng như các điều luật cho thanh toán trực tuyến.

Minh Long - Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử trên địa bàn.
Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Hai tháng đầu năm, nhà cung cấp nước ngoài nộp 2.030 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó có những công ty công nghệ hàng đầu thế giới nộp thuế: Google, Apple, TikTok...
Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, tình trạng giả mạo sàn giao dịch, thương hiệu lớn diễn ra ngày càng nhiều, nhất là khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng cao.
59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

Tại Việt Nam, có tới 59% người tiêu dùng tin tưởng vào mạng xã hội để nghiên cứu thông tin về sản phẩm, trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
TP. Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử nhanh nhất cả nước

TP. Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử nhanh nhất cả nước

Trong năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, riêng tại TP. Hồ Chí Minh đạt 4,7 tỷ USD, tăng trưởng đạt 37%, cao nhất cả nước.
Doanh thu các sàn bán lẻ trực tuyến Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh năm 2024

Doanh thu các sàn bán lẻ trực tuyến Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh năm 2024

Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và có thể đạt 650 ngàn tỷ đồng vào năm 2024.
Ngành gỗ liên tục đổi mới để chiếm lĩnh thị trường ngách

Ngành gỗ liên tục đổi mới để chiếm lĩnh thị trường ngách

Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử đã trở thành “cứu cánh” giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vượt qua thách thức.
Người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh

Người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh

Theo Bộ Tài chính, thời gian tới, những người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh.
Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các sàn thương mại điện tử

Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các sàn thương mại điện tử

Với sự chung tay từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các sàn thương mại điện tử, Flagship Store hứa hẹn mang lại nhiều giá trị thiết thực.
Gặp CEO ACCESSTRADE Đỗ Hữu Hưng - Nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số

Gặp CEO ACCESSTRADE Đỗ Hữu Hưng - Nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số

Nhân dịp đầu năm, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số - CEO Đỗ Hữu Hưng để hiểu hơn về dự án này.
Nâng chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương mại điện tử giao hàng xuyên Tết

Nâng chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương mại điện tử giao hàng xuyên Tết

Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương điện tử đã có kế hoạch duy trì làm việc xuyên Tết.
Giải pháp đưa thương mại điện tử tăng trưởng bứt phá trong năm 2024

Giải pháp đưa thương mại điện tử tăng trưởng bứt phá trong năm 2024

Theo Bộ Công Thương, năm 2024 thương mại điện tử dự kiến tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 18 - 20%/năm với sự triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp.
Thương mại điện tử bán lẻ sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam

Thương mại điện tử bán lẻ sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam

Kịch bản cao, các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ Việt Nam được hỗ trợ, tăng xuất khẩu online thì kim ngạch có thể đạt 12 tỷ USD, tức 296.300 tỷ đồng vào 2027.
Thị trường bán lẻ 2024: Khá lạc quan nhưng thận trọng

Thị trường bán lẻ 2024: Khá lạc quan nhưng thận trọng

Xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh vẫn được thể hiện rõ rệt; thương mại điện tử tiếp tục là kênh bán hàng online được sử dụng nhiều nhất trong ngành bán lẻ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động