Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

Tạo bước “đột phá” trong quản lý an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất kinh doanh, phân phối tiêu dùng thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Nghị định 15/2018/NĐ-CP được coi là bước đột phá trong phương thức quản lý ATTP từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Tạo bước “đột phá” trong quản lý an toàn thực phẩm
Vấn đề ATTP đang được các cấp, các ngành, địa phương và người dân quan tâm

Đó là nội dung chính tại Hội thảo “Chính sách pháp luật mới về ATTP và hành động của doanh nghiệp vì sức khỏe cộng đồng” do Vụ Thị trường trong nước, Báo Công Thương (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức ngày 15/5, tại Hà Nội.

Thông thoáng cho doanh nghiệp

ATTP ngày càng được các cấp, ngành, địa phương và người dân quan tâm. Nhiều doanh nghiệp (DN) cũng đã có nhận thức và hành động tích cực, nhằm góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mô hình sản xuất an toàn thì vẫn còn không ít DN vì lợi nhuận mà sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng...

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Quý - Tổng Biên tập Báo Công Thương khẳng định: ATTP trong sản xuất, kinh doanh phân phối, tiêu dùng thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.

Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và ATVSTP, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh ATTP, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

Tạo bước “đột phá” trong quản lý an toàn thực phẩm
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu tại hội thảo

Trước thực trạng trên, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (Nghị định 15) thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 2/2 và có hiệu lực ngay lập tức kể từ ngày ký. Nghị định được đánh giá là đã tạo bước đột phá trong phương thức quản lý ATTP khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Khẳng định những điểm mới từ Nghị định 15, TS. Nguyễn Huy Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, nghị định đã thể hiện sự thay đổi tư duy quản lý, từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phân quyền mạnh mẽ hơn và nâng cao trách nhiệm của DN lên đến 100% đối với sản phẩm của mình để bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng.

Tạo bước “đột phá” trong quản lý an toàn thực phẩm
Ông Nguyễn Hữu Quý - Tổng Biên tập Báo Công Thương chia sẻ về vấn đề truyền thông ATTP tại hội thảo

Một trong những nội dung được cộng đồng DN, cá nhân kinh doanh thực phẩm đặc biệt chú ý trong nghị định mới này là quy định về thực hiện tự công bố sản phẩm. TS. Nguyễn Huy Hoàn phân tích, thay vì phải xin xác nhận từ cơ quan nhà nước, nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố. “Nghị định 15 cũng mang đến sự thay đổi cơ bản về quản lý thực phẩm nhập khẩu, chỉ kiểm tra xác suất trên lô hàng và hồ sơ chứ không kiểm tra cảm quan như trước đây. Điều này sẽ tiết kiệm rất lớn thủ tục hành chính, không còn đại diện 3 bộ quản lý nhà nước về ATTP thường trực ở cửa khẩu nữa mà chỉ có hải quan”, TS. Nguyễn Huy Hoàn nhấn mạnh.

Đáng chú ý, việc đẩy mạnh cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ATTP đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong sản xuất kinh doanh thực phẩm. Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong lĩnh vực ATTP, Bộ đã bãi bỏ, đơn giản hóa 8 thủ tục hành chính. Trong đó, bãi bỏ quy định về tài liệu trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm như: Bản sao có xác nhận của cơ sở, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm theo quy định về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương thực hiện.

Tạo bước “đột phá” trong quản lý an toàn thực phẩm
TS. Nguyễn Huy Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo

Nâng cao nhận thức, thúc đẩy sản xuất

Hiện tại Bộ Công Thương là một trong 3 đơn vị được Chính phủ giao triển khai công tác quản lý nhà nước ATTP. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, để hỗ trợ cho các DN sản xuất, kinh doanh thực phẩm khẳng định thương hiệu cũng như góp phần xây dựng, phát triển thị trường thực phẩm an toàn, Bộ Công Thương đã và đang rất tích cực trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Cụ thể, theo bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Thời gian vừa qua, Vụ đã tích cực tư vấn hỗ trợ các địa phương và DN xây dựng mô hình thí điểm chợ bảo đảm ATTP và mô hình chuỗi cửa hàng, cơ sở kinh doanh bảo đảm ATTP ngành Công Thương.

Mục tiêu của hoạt động là khuyến khích và hướng dẫn các chợ, cơ sở kinh doanh thực phẩm áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến, các quy định phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm ATTP trong kinh doanh như HACCP, ISO, tiêu chuẩn Việt Nam về chợ kinh doanh thực phẩm. Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Công Thương đã hướng dẫn, phối hợp xây dựng mô hình thí điểm chợ bảo đảm ATTP tại 32 địa phương. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã tư vấn và xây dựng được 8 chuỗi cửa hàng kinh doanh bảo đảm ATTP đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000:2005 đối với siêu thị tổng hợp, cửa hàng sữa, cửa hàng bánh ngọt tại Hà Nội, Đà Nẵng.

“Trong thời gian tới, trong khuôn khổ Dự án ATTP thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016-2020, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hướng dẫn, phối hợp xây dựng mô hình thí điểm chợ bảo đảm ATTP tại 24 địa phương”, bà Lê Việt Nga nhấn mạnh.

Tạo bước “đột phá” trong quản lý an toàn thực phẩm
Toàn cảnh hội thảo

Bên cạnh đó, nhằm phổ biến các kiến thức cơ bản về ATTP, các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước đến các cơ sở kinh doanh thực phẩm, Bộ Công Thương đã xây dựng và phát hành cuốn “Cẩm nang ATTP trong kinh doanh” và “Cẩm nang quản lý vệ sinh ATTP tại chợ” bao gồm các nội dung cơ bản về tầm quan trọng của ATTP, quản lý nhà nước về ATTP Việt Nam, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP, hướng dẫn đáp ứng các yêu cầu về ATTP trong quá trình thẩm định thực tế đối với cơ sở kinh doanh, các câu hỏi thường gặp trong quá trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Theo ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, việc triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ DN trong việc áp dụng các mô hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; các hoạt động kết nối cung cầu, truyền thông nhằm xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thực phẩm an toàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tạo chủ trương thông thoáng, giảm ách tắc cho DN, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hỗ trợ DN phát triển bền vững.

Cụ thể, một số DN đã cam kết bằng nhiều chương trình hành động vì ATTP, vì sức khỏe cộng đồng. Đơn cử như Lotte cam kết kiểm soát chất lượng và đảm báo cung cấp sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng ở tất các các hệ thống của Lotte. Cùng với đó, tại Sabeco, các nhà máy đều có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hầu hết các nhà máy có chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000:2005 và các chứng nhận khác…

Hoặc đối với Pepsico cam kết cung cấp sản phẩm có chất lượng tới người tiêu dùng và đảm bảo tính nhất quán từ nguyên liệu cho tới sản phẩm cuối cùng, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn chất lượng ATTP.

“Điều này cho thấy, nhiều DN đã có nhận thức và hành động tích cực nhằm góp phần vào bảo vệ, nâng cao sức khỏe người dân, giữ gìn uy tín và xây dựng thương hiệu của DN mình, hướng đến sự phát triển bền vững”, ông Trần Duy Đông khẳng định.

Tạo bước “đột phá” trong quản lý an toàn thực phẩm

Siết chặt tiền kiểm và hậu kiểm

Mặc dù Nghị định 15 được đánh giá là đã tạo bước đột phá trong phương thức quản lý ATTP khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Nghị định 15 tạo thông thoáng cho DN, cụ thể người tiêu dùng liệu có yên tâm về những thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự công bố khi đã có không ít thông tin sai lệch, không trung thực về sản phẩm đã từng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng để trục lợi? Công tác hậu kiểm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các sản phẩm không an toàn trên thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng sẽ là thách thức lớn đối với cơ quan chức năng?

Tạo bước “đột phá” trong quản lý an toàn thực phẩm
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nêu rõ các giải pháp thực hiện Nghị định 15

Để có giải pháp cho vấn đề này, bà Lê Việt Nga khẳng định, Nghị định 15 mặc dù tạo thông thoáng cho DN, nhưng không buông lỏng quản lý, cho phép DN tự công bố sản phẩm, nhưng không có nghĩa là muốn công bố thế nào cũng được, muốn quảng cáo ra sao cũng tùy, mà DN tự công bố chất lượng sản phẩm nhưng vẫn phải chịu sự hậu kiểm của cơ quan chức năng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng, cụ thể là nâng cao mức phạt theo Bộ luật Hình sự, bị thu hồi toàn bộ sản phẩm công bố sai, cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu dừng sản xuất.

“Đặc biệt đối với việc hậu kiểm, Chính phủ hiện đang có đề án nâng cao năng lực của lực lượng quản lý thị trường, có chức năng mới, sẽ xử lý hành động nhanh hơn, chỉ đạo xuyên suốt, thì việc kiểm soát các quy định, tuân thủ các quy định của Nhà nước về kiểm soát ATTP sẽ được đẩy mạnh. Hơn thế nữa, việc triển khai trên 8.000 chợ, gần 400 siêu thị, trên 4.000 cửa hàng tiện ích và hơn 2.000.000 hộ kinh doanh sẽ được kiểm soát tốt hơn. Ngoài ra hệ thống thanh tra, thí điểm tại các thành phố lớn về ATTP đến tận tuyến huyện, xã, với lực lượng thanh tra chuyên ngành này việc phát hiện ra các cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định, điều kiện ATTP sẽ thanh tra, kiểm soát chặt chẽ hơn”, bà Lê Việt Nga lưu ý.

Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia thực hiện kiểm nghiệm miễn phí, lấy mẫu ngẫu nhiên một số loại thực phẩm tại các chợ, siêu thị để đánh giá chất lượng qua đó góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng và hỗ trợ xây dựng thương hiệu thực phẩm cho một số ngành hàng. Trên cơ sở đó, các sở công thương các địa phương và các DN phân phối sẽ tập hợp nhu cầu và đề xuất với Bộ Công Thương để Bộ có kế hoạch tổng thể phối hợp với Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia triển khai các hoạt động kiểm nghiệm này.

Dước góc độ là quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng nâng cao quản lý ATTP, ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) khẳng định, ATTP trong hệ thống quản lý Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) có 97 QCVN liên quan đến ATTP, trong thời gian tới Tổng cục dự kiến tiếp tục có những QCVN khác để đảm bảo ATTP bảo vệ sức khỏe con người.

TIN LIÊN QUAN
Trao quyền gắn với trách nhiệm doanh nghiệp
Khi chính sách pháp luật đi vào cuộc sống
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động