Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, ngày 29/4/2017 tại Manila, Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chỉ đạo các nước ASEAN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng tối đa các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) mang lại, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện và sự phát triển cân bằng, chia sẻ thịnh vương chung trong khu vực ASEAN cũng như đối với từng nước trong khu vực.

Với tinh thần đó, ASEAN đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá sự sẵn sàng của ASEAN nói chung và các nước thành viên ASEAN (AMS) nói riêng trong bối cảnh của CMCN 4.0 hiện nay.

Theo báo cáo đánh giá này, CMCN 4.0 đã mang lại những thay đổi chưa từng có trong tiền lệ, trong đó nổi bật là sự biến đổi nhanh chóng và không thể đảo ngược về phương thức sản xuất, phương thức làm việc, cách sống và quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng trong xã hội. CMCN 4.0 được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các công nghệ mới như: Phân tích dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất tiên tiến, in 3D, kết nối Internet vạn vật (IoT), sổ kế toán điện tử, phương tiện tự hành v.v. Do đó, CMCN 4.0 đặt ra các cơ hội mới cũng như nhiều thách thức, đòi hỏi các nước ASEAN phải thay đổi cũng như cải thiện mô hình chính sách, quản trị và các quy định pháp luật.

su san sang cua cac nuoc asean doi voi cuoc cach mang cong nghiep 40

Báo cáo cũng cho rằng, với nền kinh tế Internet và kỹ thuật số đang phát triển tại 6 thị trường lớn nhất trong và ngoài khu vực: Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam ước tính đạt khoảng 200 tỷ USD vào năm 2025, đạt khoảng 50 tỷ USD vào năm 2017 và sự tăng nhanh số lượng người dùng Internet, cũng như số lượng người đang và sẽ sử dụng điện thoại thông minh, với lượng dân số vừa trẻ, vừa đông, với trình độ học vấn và mức thu nhập trung bình tăng nhanh, CMCN 4.0 chắc chắn đang và sẽ là cơ hội lớn đối với các nước ASEAN trong quá trình tận dụng công nghệ mới để phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế và con người. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng, các công nghệ mới của thời đại 4.0 không chỉ mang lại nhiều cơ hội mới, mà còn tiềm ẩn nhiều thách thức mới, đòi hỏi các nước cần thận trọng và có những chính sách phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của mình.

Ở cấp độ quốc gia, các nước ASEAN cần giải quyết các vấn đề về phân phối lợi ích công bằng, đảm bảo con người vừa đảm bảo vai trò dẫn đầu, vừa là trung tâm của CMCN 4.0, sự cần thiết phải bảo mật dữ liệu và an ninh mạng, cạnh tranh, tiêu chuẩn và tương tác về đạo đức xã hội và môi trường để tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của thời đại 4.0.

Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2025 đã đề ra các sáng kiến quan trọng, liên quan mật thiết đến nền kỹ thuật số của CMCN 4.0, việc bảo vệ người tiêu dùng, xu hướng công nghệ siêu lớn toàn cầu và các vấn đề liên quan đến thương mại mới nổi, thương mại điện tử, tăng cường hợp tác sở hữu trí tuệ, tăng cường năng suất, đổi mới, nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa công nghệ, đổi mới công nghệ thông tin (ICT). Ngoài ra, ASEAN cũng có các chương trình, quy hoạch chuyên ngành cho hợp tác nền kỹ thuật số trong ASEAN như Quy hoạch tổng thể về Công nghệ thông tin ASEAN đến năm 2020, Chương trình làm việc ASEAN về Thương mại điện tử 2017-2025, Kế hoạch hành động về khoa học, công nghệ và đổi mới ASEAN (APASTI) 2016-2025, Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025, v.v.

Theo đánh giá mới nhất, các nước ASEAN đã đạt nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực đổi mới và trình độ công nghệ; tuy ở mức độ không đồng đều và được thực hiện theo các cách thức khác nhau, chẳng hạn trong vấn đề băng thông rộng, công nghệ 4G, nghiên cứu và phát triển (R& D), bằng sáng chế và bảo mật mạng. Khoảng cách về vốn nhân lực giữa và trong các nước ASEAN vẫn còn tồn tại đáng kể. Do vậy, báo cáo cho rằng, các lĩnh vực cần chú trọng để nâng cao mức độ sẵn sàng ASEAN cho CMCN 4.0 theo từng nước ASEAN riêng lẻ cũng như ở cấp khu vực, bao gồm:

(i) Đảm bảo cơ sở hạ tầng vững chắc: bao gồm kết nối về băng thông rộng và tiên tiến, bên cạnh kết nối hệ thống cảng biển và đường bộ, kết nối về vốn, khung pháp lý, đổi mới công nghệ, và tăng trưởng toàn diện bền vững, Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025;

(ii) Cải thiện khung pháp lý: nguyên tắc chung về thực hành quản lý tốt (GRP), các sáng kiến về thành phố thông minh, vườn ươm sáng tạo, nông nghiệp 4.0, ASEAN TVET 4.0, FinTech, phát triển in AI và 3D trong ngành y tế, Hệ thống thống kê cộng đồng ASEAN (ACSS), Kho lưu trữ thương mại ASEAN (ATR) kết nối Kho lưu trữ thương mại quốc gia (NTR) của 10 nước ASEAN, Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, dịch vụ và đầu tư ASEAN (ASSIST);

(iii) Giải quyết các nhu cầu về phát triển kỹ năng: ASEAN đang triển khai việc tiến hành dịch các tài liệu học tập có thể truy cập trực tuyến, tăng cường các khóa học trực tuyến mở và các tài nguyên giáo dục mở v.v.

(iv) Tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan: Chú trọng tầm quan trọng của “Vai trò tăng cường của khu vực tư nhân”, đẩy mạnh “Quan hệ đối tác công tư”.

(v) Tăng cường hợp tác khu vực và phối hợp các trụ cột của ASEAN, tập trung vào 3 nội dung:

- Phối hợp giữa các lĩnh vực then chốt, bao gồm các lĩnh vực của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) như: khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, MSMEs; và các lĩnh vực an sinh xã hội như: lao động, tăng cường giáo dục và an ninh mạng;

- Phối hợp giữa các cơ quan liên quan của ASEAN như Nhóm đặc trách cấp cao về kinh tế (HTLF-EI), Hội nghị quan chức cao cấp Kinh tế (SEOM), Ủy ban Khoa học và Công nghệ (COST), Nhóm công tác về hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN (AWGIPC), Ủy ban điều phối ASEAN về Thương mại điện tử (ACCEC), Ủy ban điều phối ASEAN về MSME (ACCMSME), Hội nghị quan chức cấp cao về năng lượng ASEAN (SOME), Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Hội nghị Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Tài chính ASEAN (AFDM), cũng như Hội nghị Quan chức cao cấp phụ trách Văn hóa - Xã hội của ASEAN (SOCA), Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về Giáo dục (SOM ‐ ED), Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về Lao động (SLOM), Hội nghị các Quan chức cao cấp ASEAN (SOM), Hội nghị SOM về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC) và Ủy ban điều phối ASEAN về Kết nối (ACCC), Uỷ ban toàn thể Cộng đồng kinh tế ASEAN (CoW), Hội nghị điều phối về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (SOC ‐ COM) và Hội nghị điều phối Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (ASCCO), Cuộc họp Tham vấn chung (JCM), Đại diện thường trực Quốc gia (CPR),…

Mặc dù được xếp trong nhóm các thành viên mới của ASEAN (gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar - gọi tắt là các nước CLMV), Việt Nam cũng đã bắt đầu chú trọng nâng cao năng lực chuẩn bị cho CMCN 4.0. Ngày 5 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT‐TTg về tăng cường khả năng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chỉ thị 16 yêu cầu các cấp chính quyền tập trung vào những việc quan trọng sau: (i) phát triển, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ICT; (ii) cải thiện môi trường kinh doanh cạnh tranh; (iii) đề xuất, xây dựng và đánh giá các chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp với CMCN 4.0; (iv) thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; (v) thay đổi chính sách, nội dung và phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng theo xu hướng sản xuất công nghệ mới; và (vi) nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và xã hội về CMCN 4.0. Theo đó, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 4246/QĐ-BCT, ngày 10/11/2017 nhằm thực hiện Chỉ thị 16/CT‐TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo công nghệ tài chính (Fintech). Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2016 về dự án hỗ trợ hệ sinh thái khởi động và đổi mới quốc gia vào năm 2025, Kế hoạch băng thông rộng 2020 để phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, thúc đẩy sử dụng CNTT cho Chính phủ điện tử, thương mại điện tử và phòng chống thiên tai. Kế hoạch này nhằm mục đích mở rộng phạm vi phủ sóng để 95% các khu vực sinh sống của đất nước được bao phủ bởi mạng 3G/4G cũng như kết nối Internet băng thông rộng cố định với 40% hộ gia đình và thuê bao cá nhân. Năm 2015, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), đã tổ chức TECHFEST để tập hợp các nhà phát minh, doanh nhân, nhà đầu tư, chuyên gia công nghệ và truyền thông. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã thành lập Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF) với số vốn 47 triệu USD, với một nửa số vốn được phân bổ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ. Việt Nam cũng đã hợp tác với chính phủ các nước Phần Lan, Đức, Australia, UNICEF, Ngân hàng Thế giới (WB) để thí điểm các chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ và phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, sản xuất.

Vụ chính sách thương mại Đa biên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

Mới đây, dựa trên nghiên cứu ấn phẩm Di chuyển và di cư của lao động có kỹ năng nghề: Thách thức và cơ hội cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), bà Elisabetta - Chuyên gia Vụ Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - cho rằng: Nhận thức di cư của lao động có kỹ năng nghề làm tổn hại đến nguồn lực của quốc gia là sai lầm; Ý niệm "chảy máu chất xám" cũng đã lỗi thời. Do vậy các quốc gia ASEAN cũng không nên lo lắng.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Một nội dung quan trọng thảo luận mở giữa đại diện SOM ASEAN Việt Nam và Ban Thứ ký ASEAN tại cuộc “Tọa đàm cấp cao về Năm ASEAN 2020”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 26/8/2019, do Bộ Ngoại giao tổ chức, là lắng nghe đề xuất từ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiệu quả, chuẩn bị các nội dung nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 8 vừa diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các bên đã nhất trí kết thúc 100% đàm phán mở cửa thị trường và nỗ lực để hướng đến việc ký kết hiệp định trong năm 2020 tại Việt Nam.
Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau khi đạt được các hiệp định thương mại tự do trong năm nay với Singapore và Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn có động lực lớn hơn cho các nền kinh tế lớn khác ở Đông Nam Á để đẩy nhanh tiến độ đạt được các hiệp định thương mại, nhưng các cuộc đàm phán với EU đang gặp những khó khăn nhất định.
Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Đã 8 năm kể từ khi Timor-Leste nộp đơn đăng ký chính thức để trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng cho đến nay, khối này vẫn chưa chấp nhận Timor-Leste là thành viên thứ 11 của mình.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Theo chương trình nghị sự của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 02-03/8. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị này, cùng với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra cuộc thảo luận ở khu vực Đông Nam Á về việc các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng không có nhiều ý kiến cho rằng cơ hội thuộc về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Cạnh tranh điều tất yếu mang tính tự nhiên và có thể chấp nhận được đối với các quốc gia để giành lợi thế về thị trường, công nghệ… Nhưng để có được một cuộc đối đầu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí xung đột, căng thẳng thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt.
Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Chống hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững; truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản...  là một số nội dung chính được trao đổi trong Cuộc họp của Nhóm công tác Thủy sản ASEAN (ASWGFi) diễn ra trong 3 ngày từ 27 – 29/6 tại TP. Đà Nẵng.
ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền vừa thông báo phát động Giải thưởng ASEAN về Công nghệ thông tin và truyền thông (ASEAN ICT Awards – AICTA). Đây là giải thưởng uy tín bậc nhất khu vực, được tổ chức thường niên, dưới sự giám sát và công nhận của các Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực ICT của 10 quốc gia ASEAN.
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

ASEAN cần đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP, chú trọng kết nối và phát triển các mạng lưới trung tâm công nghệ 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Khi xem xét những tiến bộ hữu hình được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù cơ hội để kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay là khá ảm đạm, nhưng các quan chức thương mại vẫn tin tưởng các cuộc đàm phán sẽ được hoàn thành vào tháng 11 trong nỗ lực thúc đẩy nguyên tắc “trung tâm ASEAN”.    
Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đạt được tiến bộ đáng kể và hiện đang đi vào giai đoạn cuối cùng, dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2019. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn.
Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD khi chế độ thương mại thuế quan bằng 0 trong ASEAN. 
Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Chiều ngày 18/1/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức lễ công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam” - “Tourism Stories - The Vietnam Edition”.
Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Ngày 9/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức họp báo thông tin về Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 (ATF) sẽ diễn ra tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) từ ngày 14-19/1/2019.  
Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Thông tin báo cáo từ Tổng cục Du lịch cho biết, hiện nay các công tác chuẩn bị cho Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019  tại Quảng Ninh đang được khẩn trương hoàn tất. 
Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Microsoft, Google và các công ty công nghệ lớn khác đã cam kết sẽ giúp đào tạo kỹ năng số cho khoảng 20 triệu người ở Đông Nam Á vào năm 2020 để bảo đảm lực lượng dân số trong độ tuổi lao động đang phát triển của khu vực này có thể đáp ứng phù hợp với thị trường việc làm trong tương lai.
Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Gần 3 năm sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, trong khi hàng hóa của các nước trong khu vực, nhất là hàng Thái Lan tràn vào Việt Nam thì ở chiều ngược lại, DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tiềm năng lớn từ thị trường này. 
Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo phổ biến hoạt động của Ủy ban Thống kê cộng đồng ASEAN do Tổng cục Thống kê phối hợp với Cơ quan Thống kê ASEAN thuộc Ban Thư ký ASEAN, Dự án COMPASS tổ chức nhằm tăng cường phổ biến thông tin về các hoạt động của thống kê ASEAN.  
Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Ngày 10/10, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chính thức khởi động chương trình tìm kiếm ứng viên cho Chương trình Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á 2019. Học sinh lớp 10 và lớp 11 các trường trung học phổ thông Việt Nam có năng lực lãnh đạo thể hiện qua kết quả học tập, sự đóng góp cho cộng đồng cũng như các hoạt động ngoài giảng đường, có khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn tham gia chương trình.
Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với không gian thị trường 660 triệu dân, GDP dự kiến đạt 2,75 ngàn tỷ USD vào năm 2030, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam.
"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

Với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo, chính trị, giới kinh doanh, nhà khoa học, tổ chức xã hội, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), theo như cách nói của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có thể xem như một "phiên chợ" ý tưởng và cơ hội tuyệt vời để bàn về kinh tế toàn cầu. 
Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), chiều 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Cisco đã công bố Báo cáo nghiên cứu “Công nghệ và Tương lai việc làm ASEAN” nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo tới việc làm của 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Theo đó, trong vòng 10 năm tới, các quốc gia này có khả năng bị ảnh hưởng lớn về cơ hội việc làm...
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ 10

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ 10

Trong chương trình Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 50 (AEM 50), tại Singapore, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam lần thứ 10 (CLMV EMM 10).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động