Sớm sửa đổi Luật Dầu khí để đảm bảo hoạt động thăm dò, gia tăng trữ lượng

Dầu khí là ngành kinh tế-kỹ thuật đặc biệt, gắn liền không chỉ bài toán năng lượng, mà là chuỗi giá trị kinh tế trong chiến lược phát triển đất nước, là động lực phát triển kinh tế vùng, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, đóng góp ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần có Luật Dầu khí bao trùm điều tiết toàn chuỗi dây chuyền công nghệ dầu khí.  
som sua doi luat dau khi de dam bao hoat dong tham do gia tang tru luong
Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại Toạ đàm “Ngành dầu khí Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển và hội nhập” sáng 10/9

Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam- Ngô Thường San tại Toạ đàm “Ngành dầu khí Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển và hội nhập” do Uỷ ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức sáng 10/9/2018.

Đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Tại buổi tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, kể từ năm 1986 thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trong thành tựu chung đó có đóng góp của ngành Dầu khí. Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng ngành Dầu khí vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ trọng đóng góp của ngành có thể giảm nhưng nếu xét dưới góc độ doanh nghiệp thì là doanh nghiệp có mức đóng góp ngân sách Nhà nước hằng năm lớn nhất; đóng góp cho GDP cả nước trung bình hằng năm 10-13%.

Thực tế hiện nay, ngành dầu khí đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: sản lượng dầu bị suy giảm nhanh. Giá dầu thô dao động mạnh ở mức thấp khó dự báo; nguồn tài chính của Tập đoàn ngày càng eo hẹp, phần nhà nước để lại bị giới hạn, không đủ để đầu tư phát triển. Chỉ số tín nhiệm của PVN và các đơn vị chủ lực sụt giảm ảnh hưởng đến sự tiếp cận vốn vay ưu đãi.

Bên cạnh đó, sản lượng khai thác, xảy ra hiện tượng “tiêu lạm vào dự trữ”. Nhiều mỏ dầu truyền thống chủ lực đóng góp sản lượng quan trọng cho Tập đoàn, sau 20-30 năm khai thác đã qua giai đoạn khai thác đỉnh, sản lượng khai thác hiện nay đang suy giảm, đòi hỏi phải đầu tư thêm các giải pháp công nghệ tận thu hồi dầu, khoan bổ sung để tận khai thác trong khi các mỏ mới được đưa vào khai thác chậm do thiếu vốn và các thủ tục đầu tư.

Một khó khăn lớn nữa là với đặc thù của hoạt động thăm dò – khai thác dầu khí là sự rủi ro cao do những bất cập về tiềm năng của lòng đất, an ninh địa chính trị, biến động giá dầu, nhưng hoạt động này hiện lại bị điều tiết bởi Luật XDCB- gây khó khăn cho ngành.

Hơn nữa, hoạt động dầu khí hiện nay bị chi phối bởi bởi 3 bộ- Tài chính, KH&ĐT, Bộ CT với các luật Đầu tư, Đầu tư công, XDCB, Quản lý vốn nhà nước và Nghị định đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí- nên quy trình rắc rối, khó thực hiện, kéo dài, gây nguy cơ về pháp lý cho người thực hiện. Việc tích hợp, áp dụng giữa các Luật khá phức tạp khiến PVN khó có thể triển khai được công việc liên quan...

Kiến nghị sớm sửa đổi Luật Dầu khí

Tại buổi tọa đàm, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Vũ Trường Sơn cho biết, lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí đang gặp nhiều khó khăn. Trong ngắn hạn sản lượng khai thác chưa sụt giảm, nhưng những năm tiếp theo sản lượng sẽ sụt giảm mạnh, chỉ vài năm nữa, sản lượng khai thác sẽ chỉ còn 1/3 sản lượng hiện nay- ông Sơn nhấn mạnh. Nguyên nhân là do PVN không có nguồn tài chính và cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện hoạt động mang tính rủi ro cao này. M

Mặt khác, việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng hiện nay cũng đang khó khăn do cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng trước đây đã không còn phù hợp và chưa được sửa đổi.

Theo Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh, trong 3 năm vừa qua, không có tập đoàn kinh tế nào của nhà nước có dự án mới triển khai cả. Than 10 năm nay không có dự án mới, điện không có và dầu khí cũng không có. Điều này có nghĩa trong nhiệm kỳ tới, Việt Nam sẽ không có dự án năng lượng nào mới và “chúng ta đang ăn vào những gì thế hệ trước đã làm”- ông Thanh nói và cho biết thêm, nếu tuân thủ các quy trình của Luật đầu tư công hiện nay thì một nhiệm kỳ nữa cũng không thể có đủ nguồn tiền cho hoạt động tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng dầu khí.

Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động tìm kiếm thăm dò đầy rủi ro này, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn mong muốn được tháo gỡ khung pháp lý, kiến nghị trước mắt, Quốc hội cần sớm sửa đổi Luật Dầu khí để đảm bảo hoạt động thăm dò, gia tăng trữ lượng; trong đó có cơ chế để lại 50% lợi nhuận sau thuế để PVN có đủ nguồn tài chính hoạt động và tiếp tục đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế và ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, kiến nghị sửa đổi cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua việc thay đổi hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) phù hợp với tiềm năng điều kiện hiện nay của Việt Nam. Bởi đây là hoạt động có tính rủi ro rất cao. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ ra 45 tỷ USD cho công tác tìm kiếm thăm dò nhưng chỉ mới mang về đất nước họ 21 tỷ USD.

Về phía Bộ Công Thương, Phó vụ trưởng Vụ Dầu khí Trần Thanh Tùng đề xuất Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Uỷ ban Ngân sách Quốc hội có cơ chế tài chính hỗ trợ đặc thù cho hoạt động tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng dầu khí, đặc biệt là hoạt động tìm kiếm thăm dò tại các vùng xa bờ, vùng nước sâu.

Kết luận toạ đàm, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên khẳng định, ngành công nghiệp dầu khí có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế thì phải có chính sách phù hợp để phát triển toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.

Do vậy, sau buổi tọa đàm này, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Uỷ ban Ngân sách Quốc hội sẽ xin Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nội dung sửa đổi Luật Dầu khí vào chương trình xây dựng Luật và pháp lệnh của Quốc hội giai đoạn 2019-2020 của nhiệm kỳ Quốc hội khoá 14 này.

Lê Kim Liên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.
PC Thanh Hóa cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024

PC Thanh Hóa cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024

Trong 2 ngày 18 và 19/4, Điện lực Nga Sơn thuộc PC Thanh Hóa đã cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024.
Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 2: Vai trò và thành quả ngành điện

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 2: Vai trò và thành quả ngành điện

Luật Điên lực 2004 và 2 lần sửa đổi đã tạo khuôn khổ pháp lý để ngành điện Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vươn lên tóp đầu khu vực.
Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng gần 65% vị trí cột

Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng gần 65% vị trí cột

Theo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng được 663/1.177 vị trí cột, công tác dựng côt tiến hành khẩn trương.

Tin cùng chuyên mục

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ đề xuất của Ukraine về việc tăng công suất nhập khẩu điện từ Mạng lưới vận hành hệ thống truyền tải điện châu Âu (ENTSO-E).
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Tình hình nắng nóng ngày càng phức tạp, nhất là ở miền Nam, cùng với các giải pháp đảm bảo cấp điện, công tác tiết kiệm điện đang được quyết liệt triển khai.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.
Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Theo Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ, sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ nước ngoài, gần đây nước này đã bắt đầu giảm nhập khẩu dầu.
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Dự báo năm 2024 có khả năng xảy ra khô hạn kéo dài trong các tháng mùa khô tại miền Nam, ngành điện đã và đang quyết liệt triển khai phương án đảm bảo cấp điện.
NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

Nhằm đảm bảo cấp điện trong mùa khô 2024, NPTS đã chủ động phối hợp với các PTC để thực hiện thí nghiệm định kỳ, xử lý khiếm khuyết trên lưới truyền tải.
Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Ngay sau khi nhận được kiến nghị của chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Cam Ly tại TP. Đà Lạt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc chỉ đạo gỡ khó.
Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh.
Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống phải hoàn thành đóng điện nhưng hiện vẫn còn nhiều vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Sau 20 năm thực thi Luật Điện lực, hệ thống điện Việt Nam đã phát triển vững chắc. Thành quả này có đóng góp quan trọng của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Trong 3 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có sự tăng trưởng tích cực với doanh thu tăng 19%.
Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Một doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư xây dựng nhà máy điện rác xử lý 500 tấn/ngày, tổng mức đầu tư khoảng 3.000 – 3.500 tỷ đồng tại tỉnh Trà Vinh.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động