Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Thủy lợi

Sáng nay (8/6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Thủy lợi.
Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Thủy lợi
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Phan Xuân Dũng - trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật thủy lợi

Huy động nguồn vốn cho các công trình thủy lợi

Dự án Luật Thủy lợi đã được đưa ra trình và xin ý kiến Quốc hội từ Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Nhiều ý kiến tại hội trường quan tâm đến vấn đề đầu tư cho các dự án thủy lợi.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật thủy lợi tại hội trường, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Phan Xuân Dũng - cho hay, một số đại biểu Quốc hội (ĐB) đề nghị cần nghiên cứu chỉnh sửa quy định về đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo nguyên tắc: Nhà nước chỉ đưa ra cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng công trình thủy lợi để toàn xã hội thực hiện, nhằm huy động tối đa nguồn lực xã hội. Về ý kiến này, UBTVQH giải trình: Công trình thủy lợi là công trình thiết yếu phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác, cần nguồn vốn lớn nhưng thu hồi vốn chậm, đồng thời lại chịu nhiều rủi ro và khó thu hút đầu tư. Trong nhiều năm qua việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, khu vực tư nhân tham gia còn rất ít. Đến nay, hạ tầng thủy lợi nước ta đã cơ bản được đầu tư và từng bước hoàn thiện.

Do vậy, để bảo đảm phát triển công tác thủy lợi trong tình hình mới, tiếp thu ý kiến ĐB, dự thảo luật đã chỉnh sửa Điều 15 theo hướng: Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình khó huy động các nguồn lực xã hội, công trình phục vụ phòng, chống thiên tai, công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; ưu tiên đầu tư xây dựng hồ chứa nước ở vùng có nguy cơ thiếu nước cao, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, công trình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (khoản 1 Điều 15). Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (khoản 2 Điều 15).

Góp ý thêm cho điều này, theo ĐB Nguyễn Thị Vân (Yên Bái), chính sách của Nhà nước nêu rõ ưu tiên đầu tư cho các công trình đặc biệt, lớn, ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi, hải đảo… tức là ưu tiên cho công trình mới. Tuy nhiên, còn những công trình có hiệu quả cao nhưng sử dụng lâu nên bị xuống cấp hoặc một số công trình có ý nghĩa nhưng quá thời gian thi công do thiếu vốn hoặc lý do khác thì chưa được quan tâm. Do vậy, ĐB đề xuất bổ sung nguồn vốn để sửa chữa các công tình có hiệu quả nhưng bị xuống cấp hoặc bị bỏ dở.

Cũng liên quan đến việc đầu tư các công trình thủy lợi, ĐB Hồ Thị Cẩm Đào (Sóc Trăng) nêu ý kiến, về trách nhiệm quản lý các công trình thủy lợi, dự thảo chỉ quy định trách nhiệm với công trình có vốn đầu tư từ ngân sách và các công trình doanh nghiệp đầu tư xây dựng. Tuy vậy, hiện ta đang huy động nguồn vốn đầu tư như theo nhiều hình thức hợp tác công tư như PPP, BOT nên đề nghị bổ sung 1 khoản về trách nhiệm đầu tư theo các hình thức trên.

Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước

Điều 6 quy định về tiết kiệm nước trong hoạt động thủy lợi. Việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động thủy lợi phải tuân theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng: Điều 6, điểm C khoản 1 quy định, trong sử dụng nước cho cây trồng phải áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Quy định như vậy là đúng nhưng chưa phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay vì các vùng, miền nông thôn nước ta vẫn còn duy trì phương thức sản xuất nhỏ lẻ. Do đó, đề nghị nên sửa điểm C khoản 1 lại như sau: “Trong sử dụng nước tưới cho cây trồng phải đảm bảo tiết kiệm nước, khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến”.

Đồng ý kiến, ĐB Nguyễn Thị Vân nhấn mạnh, hiện nay, nền nông nghiệp nước ta chủ yếu sử dụng hình thức tưới ngập nên ảnh hưởng đến cây trồng cũng như gây lãng phí nguồn tài nguyên nước. Để phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp thực tế của nước ta, ĐB đề nghị thêm vào điểm C, khoản 1 cụm từ: “Khuyến khích sử dụng nước tưới cho cây trồng bằng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước”.

UBND tỉnh quyết định giá thủy lợi sau khi được HĐND thông qua

Về thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (Điều 36), nhiều ý kiến ĐB tán thành quy định về thẩm quyền quyết định giá đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ Tài chính quy định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị nên giao cho UBND cấp tỉnh quyết định sau khi được HĐND cùng cấp thông qua.

Giải trình điều này, UBTVQH cho biết, theo Luật Giá thì thẩm quyền định giá được giao cho UBND cấp tỉnh quyết định. Tuy nhiên, do sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc loại hàng hóa thiết yếu nên giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi sẽ tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Do vậy, để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất trong quyết định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn, việc quyết định giá được giao cho UBND cấp tỉnh quyết định sau khi được HĐND cùng cấp thông qua trên cơ sở giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ Tài chính quy định. Quy định như vậy cũng phù hợp với thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tiếp thu và giải trình về các ý kiến của các ĐB, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Xuân Cường - cho hay, hai nội dung được đánh giá là bước đột phá của Dự thảo Luật Thủy lợi, thứ nhất là tăng cường xã hội hóa, kể cả trong đầu tư, quản lý, khai thác và trách nhiệm sử dụng các công trình thủy lợi mới. Thứ hai, chuyển từ phí sang giá theo tinh thần đảm bảo công bằng, tiết kiệm, ổn định xã hội. Đây là những vấn đề Ban soạn thảo dự thảo luật sẽ tiếp thu, làm sâu sắc, cụ thể hơn và có tính khả thi cao hơn trong dự thảo luật trước khi được thông qua.

Phương Lan - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang lưu trữ tài liệu số được thực hiện theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...
Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục quán triệt nguyên tắc, đối với những vấn đề đã chín, đã rõ, có sự thống nhất cao thì quy định vào luật.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Liên quan đến tiến độ đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu 3 nguyên nhân ảnh hưởng dự án và đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn 26/3

Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn 26/3

Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam

Quyền Chủ tịch nước nhắn gửi các doanh nhân trẻ cần xác định vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, tiên phong trong phát triển kinh tế
Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu công tác xây dựng pháp luật phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh tham nhũng, tiêu cực.
Phê duyệt Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Phê duyệt Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Mới đây, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở Đông Nam Á

Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở Đông Nam Á

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho khẳng định, hiện Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động