Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

PV

PV

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng týp cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những týp vi rút khác nhau. 

Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa..., không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20ºC.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, gia tăng về phạm vi và số lượng người mắc bệnh qua từng năm tại nhiều quốc gia. Hiện bệnh lưu hành tại 128 quốc gia, hơn 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ bị mắc bệnh, hàng năm có khoảng 390 triệu người nhiễm bệnh. Tại khu vực Đông Nam Á, có tới 7 trong số 10 nước bị sốt xuất huyết nặng nề, bệnh luôn là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em; từ năm 1980 trở lại đây số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng lên gần gấp 5 lần so với 30 năm về trước. Năm 2017, số mắc/100.000 dân tại nhiều nước khu vực châu Mỹ và Đông Nam Á ở mức rất cao như: Peru (195), Nicaragua (199), Argentina (121), Brazil (171), Ecuador (49), Malaysia (141), Philippines (33), Lào (30), Singapore (20).

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết đã giảm trong những năm gần đây, có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 56,7, thấp hơn so với một số nước và tỷ lệ tử vong (0,029%) thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực. Bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố, nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Giai đoạn từ 1980-1999, trung bình mỗi năm ghi nhận 100.000 trường hợp mắc, 300 - 400 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong trung bình từ 0,08-0,09%. Trong đó có năm bùng phát với số mắc trên 300.000 trường hợp (năm 1987), trên 1.500 trường hợp tử vong (năm 1983, 1987). Giai đoạn từ 2000 - 2015 (có chương trình mục tiêu quốc gia) tình hình dịch đã giảm, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc, gần 100 trường hợp tử vong.

Trong 7 tháng đầu năm 2017 ghi nhận 58.888 trường hợp mắc (50.497 trường hợp nhập viện), có 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2016 số trường hợp nhập viện tăng 9,7%. Song số mắc vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (64,4%) và miền Trung (19,9%) so với tổng số trường hợp mắc bệnh của cả nước, do đây là khu vực bệnh lưu hành trong nhiều năm qua. Khu vực miền Bắc có tỷ lệ mắc thấp hơn (12,4%), tuy nhiên gần đây có gia tăng số trường hợp mắc tại Hà Nội (số mắc tuyệt đối Hà Nội đứng thứ 3 cả nước, số mắc trên 100.000 dân đứng thứ 19).

Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết thời gian qua là do mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh; tập quán tích trữ nước của người dân chưa có thay đổi đáng kể; tốc độ đô thị hóa nhanh, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm xử lý dẫn đến phát sinh các ổ loăng quăng của muỗi truyền bệnh; sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa cao; việc triển khai biện pháp phun hóa chất và diệt lăng quăng ở khu vực thành thị gặp nhiều khó khăn, không triệt để; nhiều địa phương gặp khó khăn về kinh phí.

Nhận định được diễn biến phức tạp và nguy cơ của dịch bệnh, ngay từ đầu năm, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương quyết liệt các địa phương thực hiện đầy đủ, đồng bộ các hoạt động phòng chống dịch, tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng tới tất cả các xã, phường, phun hóa chất chủ động, xử lý trên 96% ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện; 35 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện chiến dịch diệt loăng quăng (bọ gậy) quy mô lớn; tổ chức đoàn kiểm tra của lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo Bộ Y tế và các đơn vị Trung ương; tiến hành xử phạt tại TP. Hồ Chí Minh (149 trường hợp) và Hà Nội (2 trường hợp); tổ chức 90 lớp tập huấn và tập huấn lại cho cán bộ y tế dự phòng và điều trị từ Trung ương tới địa phương; các địa phương đã tổ chức 3.929 lượt giám sát.

Mới đây nhất, ngày 20/7/2017, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết với 38 tỉnh trọng điểm phía Nam. Ngày 24/7/2017, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ và sốt xuất huyết năm 2017 để bàn về những biện pháp ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh, tập trung truyền thông hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, công tác dự phòng giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và tiến hành xử lý ổ dịch, đảm bảo đủ vật tư hóa chất phòng chống dịch, công tác điều trị cần phân loại, phân tuyến, thu dung điều trị bệnh nhân, tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong bệnh viện nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự gia tăng số mắc, cũng như các trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài trong thời gian tới, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ mỗi cá nhân thực hiện những hành động đơn giản nhưng rất thiết thực và quan trọng để phòng chống dịch, cụ thể như sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá ...

3. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

4. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

5. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sốt xuất huyết

Tin mới nhất

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Não bộ có thực sự được nâng cao trí nhớ nếu chúng ta uống cà phê hàng ngày? Nghiên cứu của các tổ chức uy tín trên thế giới sẽ cho chúng ta thấy điều này.
Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh như ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa...
Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh không chỉ là loại cây dại mà còn là một bài thuốc quý trong Đông y. Với nhiều công dụng, cỏ tranh đã giúp cải thiện sức khỏe vàđiều trị nhiều bệnh.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

Mục tiêu đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ có 3 Trung tâm cấp cứu 115 khác ngoài bệnh viện và 2 trạm cấp cứu đường hàng không và đường thủy.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3, Bộ Y tế phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Loại quả vừa ăn sống hoặc nấu thành nhiều món có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch

Loại quả vừa ăn sống hoặc nấu thành nhiều món có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch

Cà chua là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là phòng ngừa tim mạch đến ung thư
Bộ Y tế thông tin về việc “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’’

Bộ Y tế thông tin về việc “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’’

Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố; bệnh viện, viện… hướng dẫn văn bản liên quan công tác khám sức khỏe.
​​​​​​​Chưa tìm ra nguồn lây nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hoà

​​​​​​​Chưa tìm ra nguồn lây nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hoà

Ngành y tế tỉnh Khánh Hoà chưa tìm ra nguồn lây cúm A/H5N1 khiến nam sinh 21 tuổi tử vong, do địa phương chưa có ổ dịch, chưa có cảnh báo.
Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc

Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc

Dừa là loại quả "quốc dân" có vị thanh mát, ngọt dịu. Không những thế, nó còn rất thích hợp điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh đau dạ dày.
Số ca mắc bệnh lao tăng cao, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh

Số ca mắc bệnh lao tăng cao, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh

Hàng năm, khoảng 13.000 người người tử vong do bệnh lao; 40% người mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị, đặc biệt người trẻ mắc lao gia tăng.
Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền.
Một loại gia vị ví như “thần dược” giúp giảm mỡ máu cao

Một loại gia vị ví như “thần dược” giúp giảm mỡ máu cao

Quế là loại gia vị bổ dưỡng có thể thêm vào nhiều món ăn và còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu cao, được các chuyên gia chuyên dinh dưỡng khuyên dùng.
Lof Malto triệu bước nhảy tạo kỷ lục đồng diễn sân trường

Lof Malto triệu bước nhảy tạo kỷ lục đồng diễn sân trường

Hơn 5 triệu học sinh của hơn 10.000 trường THCS trên cả nước đã tham gia màn đồng diễn có tên gọi “Tiến bước dưới cờ đoàn và Lof Malto - Khi nào mình lớn”.
Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh thường nở về đêm với hương thơm rất đặc biệt. Ít ai biết, hoa vừa là vị thuốc quý mà còn chế biến thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng.
Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

H5N1 là một loại virus cúm A có khả năng gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm, chính vì thế mà H5N1 còn có tên là cúm gia cầm.
Mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh ung thư

Mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh ung thư

Cà phê không chỉ là loại đồ uống khiến hàng triệu người trên thế giới say mê mà còn giúp hỗ trợ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Chiều tối ngày 24/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin cụ thể gửi báo chí về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa.
TP. Hồ Chí Minh “quản chặt” đầu vào của hàng hóa, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh “quản chặt” đầu vào của hàng hóa, thực phẩm

Hiện nay điều kiện để bán hàng vào siêu thị TP. Hồ Chí Minh có thể sẽ khó hơn trước song đây là việc cần thiết để ngăn chặn thực phẩm không an toàn.
Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu

Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu

Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu; hơn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị.
Bệnh viện ngành mắt tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn’’ đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

Bệnh viện ngành mắt tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn’’ đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

Ngày 23/3 tại Bắc Ninh, Bệnh viện Mắt TW chủ trì Hội nghị Giám đốc các bệnh viện chuyên khoa mắt, cập nhật kinh nghiệm đào tạo, chỉ đạo tuyến và đấu thầu y tế.
"Bắt tay" đối tác ngoại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

"Bắt tay" đối tác ngoại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

Tổ chức Strasys (Anh) sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển các trung tâm xuất sắc để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu cho người dân.
Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Rau má mọc dại khắp nơi nhưng lại là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe.
Khánh Hoà phát hiện 1 ca nhiễm cúm A/H5

Khánh Hoà phát hiện 1 ca nhiễm cúm A/H5

Nam sinh 21 tuổi, học Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hoà) dương tính với cúm A/H5, là bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50%.
Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn triển khai nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao M72.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động