Những khuyến nghị để kiến tạo một nền nông nghiệp bền vững

Trước thềm phiên đối thoại chính thức giữa Thủ tướng Chính phủ và Diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF) về lĩnh vực nông nghiệp dự kiến diễn ra vào ngày 31/7 tới đây, VPSF vừa tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo nhu cầu thị trường” với nhiều ý kiến xác đáng.
Những khuyến nghị để kiến tạo một nền nông nghiệp bền vững
Hạn điền - một trong những vướng mắc lớn đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp

Gỡ "nút thắt" hạn điền

Một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2016-2020 là tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Để đạt được mục tiêu này, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững trên nền tảng cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp bình quân trên 3,0%/năm trong 5 năm tới.

Đi vào vấn đề cụ thể về tích tụ đất đai, ông Trần Mạnh Báo- Chủ tịch Nhóm công tác Nông nghiệp của VPSF- cho rằng, một thực tế đang tồn tại hiện nay là nhiều doanh nghiệp cần hàng ngàn hecta đất để sản xuất nông nghiệp và đã mất rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể hoàn tất thủ tục khiến họ nản lòng và đành dành vốn cho kênh đầu tư khác hiệu quả hơn.

Đưa ra giải pháp tháo gỡ, ông Báo cho rằng, để tạo động lực cho doanh nghiệp nông nghiệp, trước hết cần xóa bỏ hạn điền để tạo cơ chế tập trung, tích tụ đất đai linh hoạt tùy bài toán kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bổ sung thêm, ông Nguyễn Trí Ngọc- Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn- chỉ rõ, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận đất đai vì phải thỏa thuận với hộ nông dân và nếu thỏa thuận được thì phải chi phí 2 lần trả tiền sử dụng đất, gồm: tiền thuê hoặc mua đất của người có quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất (tuy có được miễn giảm). Trong khi, các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp chỉ phải trả tiền thuê đất mặt bằng.

"Chúng tôi đề nghị Chính phủ cần có chính sách để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ phải trả tiền mua (hoặc thuê) đất một lần, tránh tình trạng để doanh nghiệp tự thỏa thuận với dân" - Ông Ngọc nói và kiến nghị, Chính phủ cũng cần sớm hình thành thị trường đất đai đúng nghĩa để doanh nghiệp có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với chính sách xoá bỏ hạn điền và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, các chuyên gia cũng cho rằng, Chính phủ cần xây dựng các chính sách thu hút đầu tư phù hợp đối tượng và quy mô doanh nghiệp.

Cụ thể, theo ông Báo, với các doanh nghiệp lớn, cần tập trung các chính sách tạo cơ chế, tạo khung pháp lý để khuyến khích hoạt động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và các cam kết ổn định chính sách.

Bên cạnh đó, cần có các quy hoạch chiến lược ngành, cùng doanh nghiệp xác định các thị trường trọng tâm và cơ hội thâm nhập, chinh phục để từ đó doanh nghiệp quay lại chủ động đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và liên kết tạo thương hiệu, sản phẩm... Còn với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp đi lên từ hộ cá thể, cần hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ thủ tục hành chính thông thoáng, thuận tiện để tiếp cận và triển khai công việc; hỗ trợ thông tin về thị trường; hỗ trợ đào tạo năng lực quản trị doanh nghiệp; làm thương hiệu; đăng ký sở hữu trí tuệ...

Lấy thị trường làm mục tiêu và thước đo

Cùng với vấn đề hạn điền, vấn đề đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp cũng được các chuyên gia khẳng định đang là "điểm nghẽn" của nông nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Anh- Phó Chủ tịch Nhóm công tác Nông nghiệp VPSF, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thuỷ sản Nam Miền Trung- khẳng định, có thị trường là có tất cả và chính sách phát triển thị trường là vấn đề trọng yếu của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng các chính sách để phát triển thị trường nông nghiệp dường như còn rất ít được quan tâm hoặc chưa đúng hướng, chưa hiệu quả.

"Thực tế này là do cách “phân vai” trong quản lý và cách làm thị trường chưa hiệu quả"- ông Anh nói và phân tích, với thị trường xuất khẩu, có 3 Bộ tham gia và mỗi Bộ quyết định một khâu. Bộ NN&PTNT quyết định về sản xuất, Bộ Tài chính quyết định về giá và Bộ Công Thương quyết định về xúc tiến thương mại. Đối với thị trường trong nước, phần lớn các địa phương dựa vào cơ quan khuyến nông nhưng đây là cơ quan có chức năng thúc đẩy sản xuất, không có tư duy làm thị trường.

Bên cạnh đó, nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa lấy thị trường làm thước đo và mục tiêu để phát triển sản phẩm, thường sản xuất và tiêu thụ những gì sẵn có mà không tập trung tạo ra các sản phẩm thị trường có nhu cầu.

Ở khía cạnh pháp lý, rất nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA) đã hoặc sắp có hiệu lực liên quan tới thị trường các ngành hàng, trong đó có nông sản, nhưng chưa được phân tích rõ ràng và gắn kết với các chiến lược trong nước.

Khuyến nghị giải pháp, ông Anh cho rằng, trước mắt, Nhà nước có thể xây dựng Chương trình hành động ngành nông nghiệp, trong đó, có cơ chế để doanh nghiệp cùng Chính phủ nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu và các cơ hội, điều kiện với nông sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng và công bố lại quy hoạch, chiến lược về phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo vùng khí hậu.

Chính phủ cần chỉ đạo hình thành các khu vực, các vùng canh tác, chế biến, sản xuất ''kiểu mẫu'' với cách thức triển khai chuẩn từ khâu sản xuất tới phân phối sản phẩm đầu ra.

"Mô hình này không phải các địa điểm nhỏ lẻ mang tính "biểu diễn" mà là các vùng canh tác rộng theo chuẩn" - ông Anh khuyến cáo và bổ sung, cần có quy hoạch logistics đi kèm quy hoạch vùng sản xuất, kinh doanh nông sản.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang lưu trữ tài liệu số được thực hiện theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...
Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn Hà Nội.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động