Lực lượng quản lý thị trường: Lớn mạnh cùng sự phát triển của ngành Công Thương

Trải qua những ngày đầu thành lập với muôn vàn khó khăn, 61 năm qua (3/7/1957 - 3/7/2018) dù không ít lần thay đổi mô hình nhưng lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước vẫn không ngừng phấn đấu, nỗ lực để thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.   
Lực lượng quản lý thị trường: Lớn mạnh cùng sự phát triển của ngành Công Thương
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Cục Quản lý thị trường

Chủ công trên mặt trận chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Ngày 3/7/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 290/TTg thành lập Ban QLTT Trung ương và các ban QLTT tỉnh, thành phố và khu tự trị trong cả nước. Đây chính là mốc son đánh dấu sự ra đời của lực lượng QLTT hiện nay.

Trong quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức của lực lượng QLTT đã có nhiều thay đổi qua từng giai đoạn, nhưng ngay từ khi mới thành lập, lực lượng QLTT cả nước đã thể hiện rõ vai trò chủ công trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép trên thị trường nội địa.

Giai đoạn 1995-2016, lực lượng QLTT đã xử lý gần 2 triệu vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước gần 6.000 tỷ đồng, cùng lực lượng chức năng đưa nhiều vụ vi phạm quy mô lớn truy tố hình sự. Riêng năm 2017, QLTT cả nước đã kiểm tra 164.355 vụ; phát hiện, xử lý 103.146 vụ vi phạm với tổng số thu nộp ngân sách 511,75 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu trên 215 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 206 tỷ đồng. Một số chi cục QLTT đạt kết quả cao về số thu nộp ngân sách nhà nước như: TP. Hồ Chí Minh (118,8 tỷ đồng); Hà Nội (56,1 tỷ đồng); Lạng Sơn (24,2 tỷ đồng); Đà Nẵng (18,1 tỷ đồng); Thanh Hóa (17,1 tỷ đồng); Cần Thơ (15,1 tỷ đồng); Bắc Ninh (13,1 tỷ đồng); An Giang (11,5 tỷ đồng); Đồng Nai (11,3 tỷ đồng); Bắc Giang (11,1 tỷ đồng); Bình Dương (10 tỷ đồng)...

Đặc biệt, lực lượng QLTT đã làm tốt công tác thường trực, giúp việc, tham mưu cho Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (BCĐ 389) ở Trung ương và địa phương; tổ chức tốt sự phối hợp giữa các bộ, ngành, lực lượng chức năng, giữa Trung ương và chính quyền địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Cục QLTT (Cơ quan Thường trực BCĐ 389 Bộ Công Thương) đã trực tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng QLTT cả nước triển khai kịp thời, nghiêm túc các nhiệm vụ do Chính phủ, Bộ Công Thương giao. Đồng thời, cục cũng chủ trì triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP); đôn đốc triển khai Kế hoạch tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; tổ chức các đoàn kiểm tra, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá và vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng...

Đáng chú ý, trong thời gian qua, Cục QLTT đã chỉ đạo các chi cục QLTT vào cuộc, xác minh trang web có dấu hiệu bán hàng giả; giải quyết, xử lý nhanh chóng những vụ việc khi thấy có dấu hiệu vi phạm như vụ Vinaca, Thanh Mộc Hương, Mumuso…; chỉ đạo chi cục QLTT các địa phương kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh đường nhập lậu, giả mạo xuất xứ hàng hóa tại Kiên Giang, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.

Lực lượng quản lý thị trường: Lớn mạnh cùng sự phát triển của ngành Công Thương
Quản lý thị trường - lực lượng chủ công chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại

Bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng QLTT còn thực hiện rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bảo đảm tính khả thi và sát với tình hình thực tế; chú trọng triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đến các đối tượng.

"Những kết quả đã làm được là minh chứng rõ nhất cho vai trò của đội ngũ QLgiúp ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các giải pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Điều này đã được Chính phủ, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao" - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ 389 Quốc gia khẳng định.

Phát huy theo hướng chính quy – chuyên nghiệp – hiện đại

Hiện nay, hệ thống tổ chức của lực lượng QLTT gồm: Cục QLTT (Bộ Công Thương) và 63 chi cục QLTT thuộc sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với đội ngũ hơn 6.700 công chức và người lao động công tác tại 680 đội QLTT tại các quận, huyện, thị xã hoặc liên huyện trên địa bàn cả nước. Lực lượng QLTT có trang thiết bị, phương tiện phục vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, trang phục ngành, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và cờ hiệu khi thực thi công vụ…

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng mô hình tổ chức và hoạt động của QLTT đã và đang bộc lộ những bất cập, chưa phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng QLTT hoạt động phân tán, cắt khúc theo vùng lãnh thổ, chưa được tổ chức theo mô hình ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.

Trước tình hình đó, triển khai quy định tại Pháp lệnh QLTT và Nghị định số 98/2017/NĐ-CP, Cục QLTT đã chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT, kèm theo Đề án Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương.

Dự thảo Quyết định và dự thảo Đề án có thay đổi căn bản về mô hình tổ chức. Theo đó, Tổng cục QLTT được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Việc kiện toàn lại tổ chức Tổng cục QLTT trên cơ sở kế thừa và phát triển tổ chức hiện có nhằm thống nhất mối quan hệ chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương; đảm bảo ổn định, tránh xáo trộn lớn, không phát sinh tăng đầu mối, biên chế và đảm bảo vận hành ngay, đạt hiệu quả cao.

Ông Trịnh Văn Ngọc- Cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công Thương): Lực lượng QLTT xác định đổi mới tư duy, xây dựng phương pháp và tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức công vụ để xứng đáng trở thành những người "gác cổng" trong sạch và minh bạch nhất cho hàng hóa, sản phẩm trên thị trường.
Thu Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin mới nhất

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Công ty TNHH du lịch dịch vụ thương mại Thúy Nga bị Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh xử phạt 50 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí.
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.
Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động