Khuyến công phía Nam: Thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn

Nhằm tổng kết đánh giá các kết quả đã đạt được trong công tác khuyến công thời gian qua, ngày 23/8, tại Đồng Tháp, Cục Công Thương địa phương phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ IX-năm 2018.
thuc day san xuat cong nghiep nong thon

Hoạt động khuyến công dần ổn định

Khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố với tổng diện tích tự nhiên hơn 71.963,9 km2, chiếm 21,8% diện tích tự nhiên của cả nước. Khu vực này có vị trí địa lý quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước với địa hình đa đang, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Phát huy những lợi thế tiềm năng của khu vực, thời gian qua Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, trong đó có công tác khuyến công.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Ngô Quang Trung – Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương)- cho biết, chính sách khuyến công thời gian qua đã động viên và huy động được các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.

thuc day san xuat cong nghiep nong thon
Ông Ngô Quang Trung – Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương)

“Sau nhiều năm triển khai Nghị định của Chính phủ về khuyến công, đến nay, công tác khuyến công đã dần được chuẩn hóa và đi vào nề nếp. Quy trình triển khai các hoạt động khuyến công được tuân thủ ngày càng tốt hơn; các địa phương, đơn vị đã thuận lợi hơn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, đề án khuyến công để hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, phát triển sản xuất”- ông Trung khẳng định.

Theo báo cáo của Cục Công Thương địa phương, năm 2017, tổng kinh phí khuyến công thực hiện của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam là 57.615,3 triệu đồng, đạt 84,12% so với kế hoạch năm (68.495,1 triệu đồng), tăng thêm 2,61% so với tổng kính phí khuyến công thực hiện năm 2016 (56.147 triệu đồng).

Năm 2018, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công phía Nam được duyệt là 73.781 triệu đồng, cao hơn 1,08% so với kế hoạch năm 2017.

Riêng 7 tháng đầu năm nay, kinh phí toàn vùng đã thực hiện đạt 19.619,2 triệu đồng, tương đương 26,59% kế hoạch năm, giảm 1,64% so với năm 2017. Trong đó, kinh phí KCQG đã triển khai thực hiện 7.029,4 triệu đồng đạt 30,89% kế hoạch năm. Kinh phí KCĐP 12.594,3 triệu đồng đạt 24,67% kế hoạch năm.

Nhìn thẳng vào hạn chế

Thẳng thắn nhìn nhận những mặt chưa đạt được, lãnh đạo Cục Công nghiệp địa phương đánh giá, về đăng ký kế hoạch KCQG, việc xác định những ngành nghề, sản phẩm tại một số địa phương để tập trung hỗ trợ phát triển chưa rõ nét dẫn đến các đề án chưa đúng nội dung chương trình, nhiều nội dung hoạt động KCQG chưa được triển khai.

Hơn nữa, mức kinh phí khuyến công hỗ trợ còn hạn chế, chưa thật sự hấp dẫn, thu hút với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào sản xuất CNNT và phát triển các dịch vụ khuyến công.

Ngoài ra, cán bộ làm công tác khuyến công tại các huyện ít và chủ yếu là kiêm nhiệm, nghiệp vụ công tác khuyến công hạn chế, chưa có kinh nghiệm, thường xuyên luân chuyển ảnh hưởng đến công tác tư vấn, hướng dẫn lập đề án. Việc khảo sát, xây dựng đề án khuyến công còn yếu.

Mặt khác, các cơ sở CNNT là doanh nghiệp nhỏ, hộ cá thể còn hạn chế về nguồn vốn, sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm đơn điệu, thiếu kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn nên dễ có biến động trong quá trình đầu tư dẫn đến phải xin ngừng, điều chỉnh kế hoạch.

Theo ông Phạm Quốc An – Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh Hậu Giang, trong những năm qua, việc xây dựng kế hoạch, đề án kinh phí khuyến công địa phương vẫn còn hạn chế.

thuc day san xuat cong nghiep nong thon
Nông sản là thế mạnh của các tỉnh thành khu vực phía Nam

Bởi đa phần các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Hậu Giang đều mang tính tự phát với quy mô nhỏ lẻ. Các chủ cơ sở, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích thiết thực từ hoạt động khuyến công. Do đó, các chủ doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia vào các hoạt động của chương trình khuyến công.

“Bên cạnh đó, kinh phí khuyến công địa phương cũng mới được thực hiện từ năm 2015 để hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Và quá trình phối hợp thực hiện giữa các sở, ban ngành ở nhiều nơi đôi lúc còn lúng túng”- ông An phân tích.

Tập trung thực hiện nhiều giải pháp

Trước thực tế đó, để hoàn thành kế hoạch khuyến công năm 2018, đại diện Cục Công nghiệp địa phương đề nghị các địa phương cần thực hiện nhiều nhiệm vụ và giải pháp chính.

Trong đó, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện đề án khuyến công đảm bảo đúng tiến độ, quy định; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ làm cơ sở để xem xét đánh giá năng lực thực hiện và khen thưởng về công tác khuyến công năm 2018. Tổ chức nghiệm thu cơ sở và kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công thực hiện trên địa bàn đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng các quy định hiện hành. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai đề án khuyến công. Căn cứ tình hình triển khai, kịp thời đề nghị tạm ứng kinh phí thực hiện đề án, thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí theo quy định.

Bên cạnh đó, cần khắc phục và giảm mạnh việc khảo sát, lựa chọn các đề án dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp. Thực hiện theo định hướng của Chính phủ về cơ cấu lại ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020; trong đó chú trọng phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp ưu tiên làm nền tảng cho hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn. Hướng tới hình thành các cụm công nghiệp hỗ trợ theo cụm liên kết chuỗi ngành, xây dựng mô hình các cơ sở CNNT đi đầu, dẫn dắt các cơ sở khác tại địa phương và các địa phương lân cận.

Ngoài ra, các tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng phương thức các hoạt động thông tin tuyên truyền, cải tiến nội dung thông tin tuyên truyền để chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về cơ chế, chính sách, các hoạt động khuyến công và công nghiệp địa phương tới các cơ sở CNNT.

Đình Dũng  - Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp Việt Nam 2024 (VINAMAC EXPO 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5 tại Hà Nội.
Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Do đặc thù là huyện miền núi, kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư đã “một đi không trở lại".
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Ninh Thuận sẽ phát triển 4 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 1.700ha và 19 cụm công nghiệp với diện tích 770ha.
Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Sáng 10/4, tại Lữ đoàn 169 (Vùng 1 Hải quân), Bộ Quốc phòng tổ chức làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024.
Thanh Hóa: Phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thanh Hóa: Phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2024 giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 14,9% trở lên.
Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, vấn đề về môi trường đang ngày càng được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội học hỏi và được hưởng lợi từ tốc độ phát triển công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Mặc dù ngành thép có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng thời gian qua, do chưa có quy hoạch một cách bài bản nên các địa phương, doanh nghiệp còn khá lúng túng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động