“Không có nước nào trên thế giới công nghiệp hoá thành công mà không qua xuất khẩu”

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu (XK) tại Hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy XK do Bộ Công Thương tổ chức sáng ngày 23/4, tại Hà Nội.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị

Kim ngạch XK tăng cao nhưng chưa bền vững

Đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động XK, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những quốc gia, những doanh nghiệp (DN) thành công đều coi toàn thế giới là thị trường. Từ đó tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Đó cũng phải là hướng đi của Việt Nam để công nghiệp hóa thành công, nâng cao thu nhập, tạo thặng dư và giữ đà tăng trưởng bền vững.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu bật những thành tích của hoạt động XNK

Thực tế, xác định rõ ràng tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), những năm gần đây, Bộ Công Thương cùng các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội, DN đã đẩy mạnh hoạt động XNK. Nhờ đó, kim ngạch XNK, đặc biệt là XK đã đạt những thành tựu quan trọng. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Thời gian qua, kim ngạch XK tăng mạnh về quy mô. Năng lực sản xuất hàng XK nước ta không ngừng được mở rộng, tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu. Năm 2017, lần đầu tiên kim ngạch XK nước ta vượt 200 tỷ USD, đạt 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016. Ta cũng đã thực hiện đúng lộ trình của chiến lược XNK hàng hóa đến năm 2020, định hướng 2030”.

So với quy mô XK năm 2011 (96,9 tỷ USD), thời điểm bắt đầu thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, kim ngạch XK năm 2017 đã bằng 2,21 lần. Tốc độ tăng XK bình quân đạt 12%/năm. Tăng trưởng XK năm 2017 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.

Tuy nhiên, song song với những thuận lợi, kim ngạch XNK vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa bền vững. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ rõ, kim ngạch XK vẫn dựa nhiều vào khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với trên 70% tổng kim ngạch XK. Do sản xuất và XK của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng (vì chiến tranh thương mại, vì dịch chuyển chuỗi cung ứng dưới tác động của các FTA trên thế giới,...), XK của ta sẽ chịu tác động mạnh hơn.

Chưa kể, mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực châu Á (chiếm tới 52,7%). Sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản còn manh mún, tự phát, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho XK; khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Vẫn còn xuất hiện tình trạng sản phẩm XK bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thủy sản, hạt tiêu, gạo), ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam. Việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm cho nhóm nông sản còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% vẫn chưa thâm nhập được thị trường (như sữa, thịt lợn, rau quả)…

“Không có nước nào trên thế giới công nghiệp hoá thành công mà không qua xuất khẩu”
Đông đảo Bộ ngành, địa phương, hiệp hội DN tham gia hội nghị

Về phía DN, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may cho hay, dù là một trong những ngành hàng XK chủ lực nhưng dệt may hiện vẫn phát triển mất cân đối. Trong đó, khâu yếu nhất là thượng nguồn (kéo sợi, dệt vải, nhuộn hoàn tất). Hiện ta sản xuất khoảng trên 1,4 triệu tấn sợi nhưng lại XK thô đến 90%. Trong khi đó, ta lại nhập đến 876.000 tấn để phục vụ XK. Do đó, tỷ lệ giá trị tăng thêm của may XK mới đạt khoảng 50%.

Các rào cản phi thuế quan từ thị trường lại đang tác động trực tiếp đến kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam cho hay, từ ngày 23/10/2017, EU đã ban hành cảnh báo thẻ vàng (IUU) đối với hải sản khai thác của Việt Nam. Hoa Kỳ cũng có những quy định về việc các nước XK thủy sản (13 loài, trong đó tôm) phải tuân thủ các yêu cầu nhằm chống lại khai thác bất hợp pháp IUU từ ngày 1/1/2018. Song song với đó là các yêu cầu truy nguyên nguồn gốc khiến XK thủy sản của Việt Nam gặp không ít khó khăn.

Hướng tới XK bền vững

Năm 2018, tình hình XK được nhận định sẽ tiếp tục có những cơ hội để tăng trưởng khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế nhập khẩu tiếp tục giảm sâu. Những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch; góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tạo động lực XK. Mặc dù vậy, hoạt động XK của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018. Các nước nhập khẩu áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất mà XK của Việt Nam phải đối mặt.

“Không có nước nào trên thế giới công nghiệp hoá thành công mà không qua xuất khẩu”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương, DN trao đổi bên lề về các giải pháp hướng tới XK bền vững

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, thời gian tới, cần các giải pháp tập trung vào 3 nhóm chính. Cụ thể, tập trung vào đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản, thủy sản XK, đảm bảo đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm; tháo gỡ các quy định, vướng mắc về thuế và kiểm tra chuyên ngành đối với nguyên liệu sản xuất, chế biến hàng XK và tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các ngành sản xuất, XK.

Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, các biện pháp nhằm duy trì thị trường XK ổn định; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.

Ngoài ra, tiếp tục cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động XK; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, XK.

Về phía các địa phương, ông Phạm Ngọc Thưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện nay phía Trung Quốc đang quản lý chặt vấn đề truy suất nguồn gốc hàng hóa. Cho nên không nên giữ quan điểm Trung Quốc là thị trường dễ tính mà phải sản xuất theo đúng quy định kiểm dịch quốc tế, có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm… để giữ vững thị trường. Bên cạnh đó, chủ động tiêu thụ sản phẩm tại nội địa, mở rộng XK ra các thị trường khác để đa dạng hóa thị trường cho sản phẩm, tránh phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Đặc biệt, các tỉnh thành, địa phương cần điều tiết hợp lý hàng hóa lên cửa khẩu để tránh ứ thừa hàng hóa.

“Các Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương cần sớm xây dựng khu kiểm dịch tại cửa khẩu để giảm thiểu thời gian làm thủ tục thông quan, nâng cao hiệu quả XK hàng hóa” - ông Phạm Ngọc Thưởng cho hay.

Đồng tình với các ý kiến Bộ Công Thương và các Bộ ngành, địa phương đã đề xuất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thời gian tới, các Bộ ngành, địa phương và DN cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy XK bền vững. Thứ nhất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa XK thông qua việc đẩy mạnh hỗ trợ DN trong nước sản xuất hàng XK; liên kết chặt chẽ với các DN FDI để nâng cao năng lực sản xuất và giá trị hàng hóa XK. Thứ hai, loại bỏ các điểm nghẽn XK. Trong đó tập trung vào việc hoàn thiện hành lang pháp lý; tập trung tháo gỡ khó khăn về kiểm tra chuyên ngành, hải quan, giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho DN. Thứ ba, xây dựng hệ thống logistics, hậu cần hiện đại với chi phí rẻ hơn. Thứ tư, tìm kiếm, mở rộng thị trường; tăng cường cung cấp thông tin thị trường tốt hơn; xử lý các vấn đề phát sinh về chống trợ cấp, chống bán phá giá, không để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Thứ năm, Thủ tướng yêu cầu các DN cần thâm nhập mạnh hơn vào các kênh phân phối của các tập đoàn bán lẻ như AEON, Lotte, Big C… bằng cách tăng năng lực cạnh tranh cả về chất lượng, giá bán. Thứ sáu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh phải tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm XK sản phẩm thô, ít giá trị. “Phải sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái ta có” - Thủ tướng lưu ý.

Thứ bảy, sản xuất công nghiệp phải đi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị cho các ngành hàng thế mạnh của nước ta như dệt may, da giày…

“Đặc biệt, phải có các giải pháp cụ thể, riêng biệt với từng thị trường; tiếp tục mở rộng và khai thác tiềm năng của các thị trường ta đã có FTA; đàm phán mở thêm các thị trường mới… Thay đổi căn bản công tác xúc tiến thương mại theo hướng các đại sứ quán, tham tán thương mại phải tìm cách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Việt Nam. Các địa phương chú trọng kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics, tạo điều kiện về đất đai để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho XK” - Thủ tướng nhấn mạnh.

TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy xuất khẩu năm 2018- Cơ hội, thách thức và giải pháp trọng tâm
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động