Khối ngoại mua lớn, bán nhanh

Từ đầu năm 2017 đến nay, bất động sản, ngân hàng, dầu khí là những nhóm cổ phiếu nhận được nhiều sự quan tâm của khối ngoại và đa phần trong đó thị giá đã tăng mạnh. Cũng chính vì định giá tại nhiều cổ phiếu hiện không còn rẻ sau thời gian dài tăng giá, nên khả năng "chuyển hướng" của khối ngoại cần được nhà đầu tư nội "để mắt".
Khối ngoại mua lớn, bán nhanh

Quý I, mua ròng hơn 10.500 tỷ đồng

Dù đánh mất gần 90 điểm trong 2 tuần giao dịch từ 9-20/4, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ghi nhận bước khởi đầu 2018 tích cực khi chỉ số VN-Index tăng 12,5% so với đầu năm, là mức tăng tốt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tương tự, tính đến hết ngày 20/4, chỉ số HNX-Index tăng 10,3% so với đầu năm, mức tăng với chỉ số UPCoM-Index là 3,8%.

Cùng với điểm số, thanh khoản thị trường cũng ghi nhận mức tăng đáng kể. Cụ thể, trải qua 74 phiên giao dịch đến ngày 23/4, giá trị giao dịch bình quân sàn HOSE đạt khoảng 7.000 tỷ đồng/phiên, tăng 160% so với cùng kỳ 2017, trong khi khối lượng giao dịch bình quân tăng hơn 55%. Trên sàn HNX, giá trị giao dịch bình quân tăng 182% trong quý I/2018, tỷ lệ này tại sàn UPCoM là 97%.

Bên cạnh sự hào hứng của dòng tiền nội, một động lực quan trọng khác giúp điểm số và thanh khoản thị trường gia tăng từ đầu năm đến nay chính là dòng vốn ngoại.

Số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2018, khối ngoại đã mua ròng cổ phiếu trị giá 10.502 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm 2017. Trong đó, 85,7% là mua ròng trên 2 sàn niêm yết, còn lại là trên thị trường UPCoM. Riêng từ đầu tháng 4 đến này 20/4/2018, giá trị mua ròng trên sàn HOSE đạt 1.698 tỷ đồng.

Bất động sản, ngân hàng, dầu khí áp đảo

Thống kê cho thấy, dẫn đầu trong danh sách mua ròng của khối ngoại trong quý I/2018 là nhóm cổ phiếu bất động sản, dầu khí, ngân hàng, tập trung tại các cổ phiếu đầu ngành, có thông tin tích cực...

Chẳng hạn, cổ phiếu VRE của CTCP Vincom Retail, thành viên của Tập đoàn Vingroup (VIC), đang dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại từ đầu năm đến nay với 101 triệu đơn vị, tương đương 5.009 tỷ đồng. Trong khi đó, cổ phiếu Công ty mẹ VIC cũng được mua ròng 1.884 tỷ đồng trong quý I/2018. Đây là một trong những lý do chính giúp thị giá cổ phiếu VIC tăng 60% so với đầu năm (tính đến đến 23/4), qua đó vượt qua VNM trở thành cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường.

Một cái tên mới xuất hiện trong nhóm cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất từ đầu 2018 cũng thuộc ngành bất động là NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc Nova. Tính đến phiên 19/4, NVL còn đang bị bán ròng 319,7 tỷ đồng, nhưng chỉ sau phiên 20/4 với 52,5 triệu đơn vị được khối ngoại mua vào, trị giá 3.391 tỷ đồng, NVL đã góp mặt trong danh sách cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất thị trường.

Ngoài VRE, VIC hay NVL, khối ngoại còn mua ròng nhiều cổ phiếu bất động sản khác như DXG, PDR, KDH, TDH… Tổng cộng, có tới 4/5 vị trí dẫn đầu danh sách cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất thuộc nhóm bất động sản.

Trên thực tế, dòng tiền đổ vào cổ phiếu bất động sản không phải là câu chuyện mới, mà đã diễn ra gần như trong suốt cả năm 2017. Thị trường bất động sản cả nước giao dịch sôi động, giá bình quân tăng tại hầu hết các loại sản phẩm giúp nhiều doanh nghiệp bất động sản ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Tại VIC, kết thúc năm 2017, doanh thu hợp nhất tăng 55,1% so với năm 2016, trong khi lợi nhuận sau thuế (LNST) tăng 26,8%. Tại NVL, doanh thu năm 2017 cũng tăng 58% so với năm 2016, còn LNST tăng 22,5%.

Bước sang 2018, với tình hình vĩ mô ổn định và thị trường bất động sản dự báo tiếp tục thuận lợi, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã lên kế hoạch tăng trưởng ở mức 2 con số và kết quả quý I/2018 bước đầu cho thấy những con số khả quan.

Tại PDR, sau khi lên kế hoạch doanh thu, lợi nhuận trước thuế năm 2018 tăng lần lượt 50% và 45% so với thực hiện năm 2017, PDR ghi nhận doanh thu tăng 86,5% và LNST gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2017. Tại DXG, báo cáo tài chính quý I/2018 của doanh nghiệp này cho thấy, doanh thu và LNST đều tăng gấp đôi cùng kỳ.

Việc dòng tiền tiếp tục đổ vào nhóm cổ phiếu bất động sản, bất chấp thị giá các mã này đã tăng mạnh trước đó cho thấy, thị trường nói chung và khối ngoại nói riêng vẫn đánh giá cao tiềm năng của các doanh nghiệp khối này, nhất là với những đơn vị tích lũy được quỹ đất lớn và sạch, hoặc có nhiều dự án đang bước vào giai đoạn mở bán, ghi nhận kết quả tích cực từ thị trường.

Tại nhóm ngân hàng, với 12 cổ phiếu giao dịch trên 2 sàn niêm yết tính đến ngày 19/4/2018, đây là một trong những nhóm cổ phiếu có tác động mạnh mẽ nhất đến xu hướng giao dịch của thị trường. Cụ thể, tính từ đầu năm 2018, ngoại trừ VCB bị bán ròng với giá trị 1.220 tỷ đồng, nhiều mã ngân hàng khác được khối ngoại mua ròng khá mạnh như STB (373,4 tỷ đồng), SHB (349 tỷ đồng), BID (184,3 tỷ đồng)... Đối với VPB, MBB, CTG, ACB hay EIB, khối ngoại không thể mua thêm do đã kín room từ lâu.

Đáng chú ý, cổ phiếu HDB được mua ròng tới 57,8 triệu đơn vị, tương đương 2.508 tỷ đồng. Hiện tại, với vốn điều lệ tính đến cuối 2017 đạt 9.980 tỷ đồng, tổng tài sản 189.334 tỷ đồng, HDB xếp thứ 10 về quy mô vốn điều lệ, thứ 9 về tổng tài sản trong nhóm ngân hàng niêm yết.

Kết thúc năm 2017, HDB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.147 tỷ đồng, tăng 111% so với kết quả năm 2016, hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổng tài sản (ROA) tăng mạnh, đạt tương ứng 15,8% và 1,2% Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,52%.

Bước sang năm 2018, HDB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 3.933 tỷ đồng, tăng 62,7% so với thực hiện năm 2017, kế hoạch các chỉ tiêu chính khác như tài sản, huy động vốn, dư nợ cho vay cũng đều tăng mạnh. Được biết, trong quý I/2018, HDB đạt 1.045 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 170% so với cùng kỳ 2017.

Không chỉ riêng HDB, hiệu quả hoạt động cải thiện, nợ xấu giảm... cũng là bức tranh tích cực chung của nhiều ngân hàng thời gian qua. Với những dự báo lạc quan, các ngân hàng đều lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trong năm nay. Đây là một trong những nguyên nhân giúp cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nhận được sự quan tâm của khối ngoại.

Tại Đại hội đồng cổ đông 2018 ngày 21/4 vừa qua, HDB đã thông qua kế hoạch sáp nhập với Ngân hàng TMCP Xăng dầu Việt Nam (PGBank). Sáp nhập được coi là bước đi có lợi, giúp HDB tăng nhanh mạng lưới, tài sản hay nguồn vốn, nhất là mối quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã PLX), nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất Việt Nam với 50% thị phần, 2.500 điểm bán lẻ và 4.000 đại lý khắp cả nước, hiện là cổ đông lớn nhất tại PGBank với tỷ lệ sở hữu 40% vốn và sau sáp nhập sẽ trở thành cổ đông lớn tại HDB.

Trong nhóm dầu khí, không chỉ ghi dấu ấn hợp tác chiến lược với HDB, cổ phiếu PLX cũng đang nhận được sự quan tâm khá lớn của khối ngoại khi được mua ròng 442 tỷ đồng từ đầu năm 2018 đến nay, bên cạnh một số mã đầu ngành khác như GAS (423 tỷ đồng), PVD (361 tỷ đồng)...

Giá dầu tiếp tục xu hướng tăng đã tác động khá tích cực đến kết quả kinh doanh 2017 của các doanh nghiệp dầu khí nói chung hay PLX, GAS nói riêng. Bước sang 2018, dù khá thận trọng trước lo ngại giá dầu thế giới biến động, triển vọng kinh doanh của nhóm doanh nghiệp xăng dầu (PLX), khí (GAS)... vẫn nhận được những dự báo khả quan.

Với ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí, mà tiêu biểu là PVD, tình hình có phần bi quan hơn. Sau khi thoát lỗ trong năm 2017 nhờ hoàn nhập dự phòng, nhiều dự báo cho rằng PVD sẽ lỗ trở lại trong năm 2018 khi các giàn khoan không có việc làm thường xuyên, giá thuê thấp khiến thu nhập không đủ bù đắp chi phí. Do đó, việc mua ròng của khối ngoại tại PVD có thể đến từ việc đánh giá triển vọng phục hồi trong dài hạn, dựa trên năng lực vốn có của doanh nghiệp hơn là kết quả kinh doanh ngắn hạn.

Cẩn trọng khi khối ngoại chuyển hướng

Sau quý I tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục được đánh giá khả quan trong những tháng còn lại của 2018 nhờ kinh tế vĩ mô ghi nhận nhiều yếu tố thuận lợi như GDP tăng trưởng cao, lạm phát - lãi suất - tỷ giá ổn định, hoạt động tín dụng tích cực, nợ xấu hệ thống ngân hàng giảm…

Thực tế, dù mua ròng trên thị trường chung, nhưng không ít cổ phiếu vẫn nằm trong danh sách bán ròng của khối ngoại. Đây là rủi ro mà nhà đầu tư cần tính đến, mà việc thị giá giảm mạnh của CTD hay GMD do áp lực bán của khối ngoại là ví dụ.

Từ đầu năm 2018, giá cổ phiếu CTD đã mất 34,5% giá trị, bất chấp doanh nghiệp vừa báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng 30% và 16% trong năm 2017.

Một trong những nguyên nhân khiến thị giá CTD giảm mạnh là bị khối ngoại liên tiếp bán ròng, đạt 4,9 triệu đơn vị, tương đương 6,5% cổ phiếu đang lưu hành, thậm chí có những phiên lượng bán chiếm đến 70-80% tổng lượng giao dịch.

Tương tự, thị giá GMD hiện cũng giảm 14,5% so với đầu năm do áp lực bán ròng của cổ đông ngoại, bất chấp GMD vừa báo lãi "khủng" nhờ thoái vốn và chia cổ tức rất cao bằng tiền (tỷ lệ 85%).

Nhiều mã như VIC, HDB, VRE, MSN, NVL… đang giao dịch ở mức P/E hàng chục lần, gấp nhiều lần so với VN-Index…, nên xu hướng chốt lời của khối ngoại đã và đang xuất hiện.

Tuy giá trị giao dịch bình quân chiếm chỉ 15-20% quy mô toàn thị trường, nhưng mức độ giao dịch tập trung, hành động mua/bán quyết liệt khiến giao dịch khối ngoại có tác động rất lớn lên cung - cầu cổ phiếu.

Bên cạnh đó, với hiệu quả được chứng minh trong quá khứ, xu hướng giao dịch của khối ngoại có ảnh hưởng tới nhiều nhà đầu tư nội, thậm chí đóng vai trò quyết định xu hướng giá. Trong bối cảnh đó, việc cảnh giác với sự "đổi hướng" của khối ngoại là hết sức cần thiết, nhất là với nhà đầu tư "lướt sóng" theo xu hướng của dòng vốn này.

Theo Tin nhanh Chứng khoán
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mưa lớn

Tin mới nhất

Chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp, VN-Index mất 6 hơn điểm

Chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp, VN-Index mất 6 hơn điểm

Sức nóng trên sàn không được duy trì trong bối cảnh thanh khoản thị trường "hụt hơi" khiến chỉ số VN-Index giảm 6,09 điểm, (-0,47%), xuống 1.284,09 điểm.
Chứng khoán VNDirect thông báo sẽ hoạt động vào ngày 1/4

Chứng khoán VNDirect thông báo sẽ hoạt động vào ngày 1/4

Sáng 29/3, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cho biết đã thực hiện thông luồng giao dịch thành công, dự kiến sẽ hoạt động vào ngày 1/4.
Cổ phiếu TCB bùng nổ giao dịch, VN-Index cán mốc 1.290 điểm

Cổ phiếu TCB bùng nổ giao dịch, VN-Index cán mốc 1.290 điểm

Ngay từ đầu phiên, trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, TCB đã tăng kịch trần dù sau đó hạ nhiệt nhưng đây vẫn là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới chỉ số VN-Index.
Hai doanh nghiệp bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan phát hành trái phiếu

Hai doanh nghiệp bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan phát hành trái phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì sai phạm trong công bố thông tin liên quan đến phát hành trái phiếu.
Khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán

Khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán.

Tin cùng chuyên mục

Cầu mua đẩy giá cuối phiên giúp VN-Index tăng nhẹ

Cầu mua đẩy giá cuối phiên giúp VN-Index tăng nhẹ

Trong bối cảnh thị trường diễn biến tương đối ảm đạm, hai mã ngành bán lẻ là MWG và MSN bật tăng, trở thành hai cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index.
Chứng khoán VNDirect có thể hoạt động trở lại vào ngày mai (28/3)?

Chứng khoán VNDirect có thể hoạt động trở lại vào ngày mai (28/3)?

Trong thông báo mới nhất Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VND) gửi tới khách hàng, VND khẳng định đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại.
Thanh khoản thấp nhưng VN-Index tăng hơn 14 điểm

Thanh khoản thấp nhưng VN-Index tăng hơn 14 điểm

Dòng tiền hướng vào nhóm bất động sản, khu công nghiệp và các mã trụ cột ngành ngân hàng đã giúp VN-Index trở lại với vùng đỉnh trên ngưỡng 1.280 điểm.
Từ hệ thống VNDirect gặp sự cố, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu các sàn giao dịch rà soát bảo mật

Từ hệ thống VNDirect gặp sự cố, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu các sàn giao dịch rà soát bảo mật

Sau khi VNDirect bị tấn công mạng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán tăng cường bảo mật hệ thống giao dịch trực tuyến.
Thị trường chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 14 điểm

Thị trường chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 14 điểm

Thông tin hệ thống giao dịch của Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) bị tấn công khiến cho nhà đầu tư lo lắng và đẩy mạnh bán tháo trong phiên hôm nay.
Mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhìn từ chuyện "đảo trụ"

Mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhìn từ chuyện "đảo trụ"

Năm 2022, sau những cú sập khiến nhiều "chứng sĩ" bay mất phần lớn tài khoản, từ đầu quý III/2023 đã có ý kiến lạc quan về một giai đoạn uptrend.
Hệ thống bị tấn công, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngắt kết nối với Công ty Chứng khoán VNDirect

Hệ thống bị tấn công, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngắt kết nối với Công ty Chứng khoán VNDirect

Đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tạm thời ngắt kết nối giao dịch trên hệ thống VNDirect.
Hệ thống giao dịch của VNDirect bị tấn công, nhà đầu tư lo lắng mất cơ hội

Hệ thống giao dịch của VNDirect bị tấn công, nhà đầu tư lo lắng mất cơ hội

Hệ thống VNDirect bị tấn công từ 10h sáng Chủ nhật ngày 24/3. Tuy nhiên đến 10h18' sáng ngày 25/3, hệ thống VNDirect vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại.
Chứng khoán tuần từ 25-29/3: Thị trường có rung lắc quanh vùng kháng cự 1.300 điểm?

Chứng khoán tuần từ 25-29/3: Thị trường có rung lắc quanh vùng kháng cự 1.300 điểm?

Thị trường có thể xuất hiện nhịp rung lắc quanh vùng kháng cự tâm lý 1.300 điểm và nhà đầu tư cần duy trì danh mục ở mức phù hợp để kiểm soát rủi ro ở tuần tới.
Kiểm soát những tài khoản chứng khoán bất thường để chặn thao túng giá cổ phiếu

Kiểm soát những tài khoản chứng khoán bất thường để chặn thao túng giá cổ phiếu

Việc mở mới, cho thuê, mượn tài khoản chứng khoán... nếu không quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng các đối tượng sử dụng để thao túng giá cổ phiếu.
Nhiều cổ phiếu ngành chăn nuôi “được lợi” nhờ giá heo tăng

Nhiều cổ phiếu ngành chăn nuôi “được lợi” nhờ giá heo tăng

Giá heo hơi liên tục tăng trong tuần qua cũng là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng tốc và được nhiều nhà đầu tư săn đón.
Ngăn chặn tình trạng "thổi giá" cổ phiếu: Đâu là lời giải?

Ngăn chặn tình trạng "thổi giá" cổ phiếu: Đâu là lời giải?

Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng sẽ rà soát tổng thể và xử lý nghiêm các hội kín hô hào, "thổi giá" cổ phiếu và thao túng thị trường chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trong công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trong công bố thông tin

Ngày 23/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ quan này vừa xử phạt một số doanh nghiệp vi phạm trong công bố thông tin.
Khởi động Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Khởi động Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Vừa qua, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo khởi động “Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024”.
Thị trường giữ phong độ ổn định, VN-Index tăng hơn 5 điểm

Thị trường giữ phong độ ổn định, VN-Index tăng hơn 5 điểm

Cổ phiếu ngân hàng quốc doanh dẫn sóng suốt phiên, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục duy trì đà tăng rất tốt với thanh khoản được giữ ở mức cao.
Cổ phiếu ngân hàng gây ấn tượng, VN-Index tăng hơn 16 điểm

Cổ phiếu ngân hàng gây ấn tượng, VN-Index tăng hơn 16 điểm

Thị trường tiếp tục duy trì đà tăng điểm mạnh mẽ trong phiên hôm nay khi dòng tiền nhập cuộc trở lại, VN-Index tăng 16,34 điểm (+1,3%), lên 1,276,42 điểm.
Vá "lỗ hổng" nâng khống vốn, chạy dòng tiền của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán: Cách nào?

Vá "lỗ hổng" nâng khống vốn, chạy dòng tiền của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán: Cách nào?

Các cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát và ngăn chặn tình trạng nhiều doanh nghiệp nâng vốn ảo, thao túng thị trường chứng khoán.
TP. Hồ Chí Minh: "Ém" thông tin chứng khoán, Công ty Quang Thuận, Norah và Đại Phú Hoà bị xử phạt

TP. Hồ Chí Minh: "Ém" thông tin chứng khoán, Công ty Quang Thuận, Norah và Đại Phú Hoà bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định xử phạt đối với 3 công ty có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh liên quan đến hành vi không công bố thông tin.
Thị trường phục hồi, chỉ số VN-Index tăng gần 18 điểm

Thị trường phục hồi, chỉ số VN-Index tăng gần 18 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng không gặp nhiều khó khăn để “vực dậy” thị trường sau chuỗi giảm mạnh trước đó, VN-Index tăng 17,62 điểm (+1,42%) lên 1.260 điểm.
Cổ phiếu thép và bất động sản hạ nhiệt, VN-Index giảm 1 điểm

Cổ phiếu thép và bất động sản hạ nhiệt, VN-Index giảm 1 điểm

Cổ phiếu bất động sản cũng hạ nhiệt với khá nhiều mã điều chỉnh đáng kể kéo chỉ số VN-Index giảm 1,1 điểm, tương đương 0,09%, xuống 1.242,46 điểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động