Hoàn thiện hành lang pháp lý- Giải pháp cốt lõi phát triển bền vững ngành dầu khí

Tái cơ cấu toàn diện và hoàn thiện hành lang pháp lý là giải pháp cần thiết để phát triển bền vững ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh mới của công nghiệp năng lượng thế giới và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. TS. Nguyễn Hồng Minh- Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam đã trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.
Hoàn thiện hành lang pháp lý- Giải pháp cốt lõi phát triển bền vững ngành dầu khí
TS. Nguyễn Hồng Minh- Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Khoa học "Khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên dầu khí Việt Nam" do Viện Dầu khí Việt Nam tổ chức ngày 22/5/2018.

* Xin ông cho biết xu thế phát triển của ngành dầu khí thế giới hiện nay?

TS. Nguyễn Hồng Minh: Theo tôi, ngành dầu khí thế giới đang phát triển theo 3 xu thế lớn.

Thứ nhất, cơ cấu năng lượng sơ cấp đang thay đổi mạnh mẽ; trong đó nhu cầu sử dụng năng lượng hóa thạch trên thế giới đang có xu hướng giảm dần do những lo ngại về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ, giá thành sản xuất năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió) đang giảm mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng sạch này. Vì vậy, các yếu tố này sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển năng lượng chung của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai là sự biến động khó lường của giá dầu thô và kèm theo là giá khí, các sản phẩm dầu khí, do nhiều yếu tố tác động, trong đó đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về khai thác dầu khí trong đá phiến, công nghệ nổi trên biển, ứng dụng công nghệ số trong thời đại công nghiệp 4.0. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp dầu khí phải hết sức năng động, có khả năng phản ứng linh hoạt đối với diễn biến của giá dầu, địa chính trị và môi trường kinh doanh.

Thứ ba là sân chơi dầu khí toàn cầu đang có những điều chỉnh, sắp xếp lại vị trí, vai trò giữa các thành viên. Nhiều công ty dầu khí quốc tế đang tái cơ cấu lại danh mục đầu tư theo vùng, lãnh thổ, tối ưu hóa giảm chi phí, bắt đầu tiến trình chuyển đổi thành các công ty năng lượng. Trong bối cảnh đó, các công ty dầu khí quốc gia như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng cần rà soát, xác định lại các mối quan hệ chiến lược trong quá trình phát triển lâu dài.

* Trong bối cảnh thế giới đã có sự thay đổi lớn như vậy, ông nhìn nhận như thế nào về hành lang pháp lý của Việt Nam đối với sự phát triển của ngành Dầu khí?

TS. Nguyễn Hồng Minh: Theo tôi, hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đang bộc lộ một số vấn đề cần phải sửa đổi, hoàn thiện.

Trước hết là hạn chế của Luật Dầu khí được ban hành năm 1993, sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2000 và 2008, song thay đổi không căn bản so với 25 năm trước đây. Trong khi đó, trên thực tế, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam đã không còn “màu mỡ” như trước: các mỏ dầu khí lớn đều bị suy giảm sản lượng, trữ lượng còn lại chủ yếu tập trung ở các mỏ nhỏ, mỏ cận biên, mỏ khí ở xa hạ tầng cơ sở, ở vùng nước sâu khó khai thác. Chưa kể giá dầu thấp làm cho các mỏ đã nhỏ lại càng “nhỏ” hơn. Vì vậy, theo tôi Luật Dầu khí cần phải sớm được sửa đổi để có thể thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, trong đó dành ưu đãi phù hợp để thu hút đối tác chiến lược, sẵn sàng chịu rủi ro, vượt khó khăn cùng với ngành Dầu khí Việt Nam.

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư và Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng chưa phù hợp với hoạt động đầu tư một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù như dầu khí. Trong phạm vi tác động của 2 Luật nêu trên, các dự án đầu tư nước ngoài dù cho một mỏ nhỏ, đều phải trình Thủ tướng Chính phủ, hoặc Quốc hội phê duyệt. Các dự án này lại luôn mang tính chất không chắc chắn, tại thời điểm phê duyệt chưa thể xác định chính xác tổng mức đầu tư, trong quá trình triển khai gần như liên tục phải điều chỉnh, bổ sung, có khi cần chuyển nhượng, mua lại, hoán đổi quyền đầu tư…

Các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu đang được điều chỉnh chủ yếu bằng Luật Xây dựng. Tuy nhiên, việc đầu tư vào một nhà máy chế biến dầu khí khác xa so với với một công trình xây dựng thông thường, do cần mua bản quyền công nghệ để có thể thiết kế, lập báo cáo đầu tư. Việc áp dụng các văn bản luật chưa phù hợp thường dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai dự án. Điều này không chỉ làm tăng tổng mức đầu tư mà còn làm lỡ cơ hội kinh doanh, làm giảm hiệu quả kinh tế của các dự án này.

* Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 đã định hướng ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực cốt lõi là thăm dò, khai thác dầu khí. Trong bối cảnh giá dầu thấp như trong thời gian qua, ông đánh giá tình hình đầu tư cho lĩnh vực cốt lõi này như thế nào?

TS. Nguyễn Hồng Minh: Dầu khí có đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước, nhưng cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn và vào các dự án rủi ro cao.

Bên cạnh đó, Dầu khí lại “gánh” thêm một số trách nhiệm chính trị - xã hội, như bù chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đầu tư các nhà máy điện than, điều tra cơ bản vùng nhạy cảm nên nhu cầu vốn đầu tư rất cao.

Trong khi đó, chính sách hiện nay chỉ cho phép doanh nghiệp nhà nước để lại 30% lợi nhuận sau thuế cho tất cả các quỹ; lãi dầu khí nước chủ nhà không được để lại tương ứng với nhu cầu; nguồn thu cổ phần hóa, tái cơ cấu đầu tư nộp hết cho Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

Vì vậy, cùng với giá dầu giảm, trong những năm qua, dòng tiền và kèm theo là nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Vấn đề đáng quan ngại nhất là đầu tư cho tìm kiếm thăm dò ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua và nhiều dự án phát triển quan trọng đều đang chậm tiến độ.

Hoàn thiện hành lang pháp lý- Giải pháp cốt lõi phát triển bền vững ngành dầu khí
Phân tích mẫu thí nghiệm tại Viện Dầu khí Việt Nam

Trong khu vực, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) đứng trong Top 500 công ty lớn nhất thế giới (Fortune Global 500) nhưng trong quá trình phát triển cũng gặp phải nhiều thách thức tương tự như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay. Vậy xin ông cho biết cách thức Chính phủ Malaysia đã xử lý vấn đề này?

TS. Nguyễn Hồng Minh: Ngay sau khi Petronas được thành lập vào tháng 8/1974, Malaysia đã ban hành Đạo luật phát triển dầu khí vào tháng 10/1974, mà bản chất là Luật dành riêng điều chỉnh mọi hoạt động của Petronas. Luật này trao cho Petronas quyền tự chủ rất cao, bao gồm cả đặc quyền sở hữu tài nguyên dầu khí.

Theo đó, Petronas được quyền chọn cách thức ứng xử với các doanh nghiệp tư nhân khác: ký hợp đồng tô nhượng và thu các loại thuế; hoặc ký hợp đồng tô nhượng nhưng cung cấp dịch vụ cho nhà thầu; hoặc ký hợp đồng thành lập liên doanh chia lợi nhuận, chia sản lượng, hoặc chia lợi nhuận và chi phí, dưới hình thức đối tác chịu rủi ro gánh vốn.

Gần đây, dưới áp lực giá dầu thấp, để phát triển các mỏ cận biên, Petronas đã áp dụng hợp đồng dịch vụ, bảo đảm lợi ích cố định cho nhà thầu và nhận rủi ro về giá dầu cho phía chủ nhà. Malaysia cũng đưa ra các chính sách ưu đãi: giảm thuế thu nhập từ 38% xuống 25%, miễn thuế xuất khẩu dầu thô phải nộp đối với toàn bộ sản lượng dầu được khai thác và xuất khẩu từ các mỏ này.

Để bảo đảm môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, Petronas hình thành bộ phận quản lý nhà nước Petroleum Management Unit (PMU) và chuyển toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khi cho công ty con Petronas Carigali, tách bạch 2 hoạt động quản lý nhà nước và kinh doanh.

Nhằm kế thừa kinh nghiệm và nhận chuyển giao công nghệ, Petronas chủ trương hợp tác chiến lược khá toàn diện với một số đối tác, trong đó có Royal Dutch Shell. Shell đã cùng đồng hành cùng Petronas từ những ngày đầu tiên, cho tới giai đoạn nâng cao thu hồi dầu. Shell liên tục trong nhiều năm trước đây đã dành nguồn lực đáng kể đầu tư cho nghiên cứu phát triển công nghệ áp dụng cho điều kiện Malaysia.

Ngoài thuế, Petronas nộp ngân sách thông qua hình thức trả cổ tức cho Chính phủ, dựa trên quyết định của Hội đồng quản trị. Năm 2017, Petronas trả cổ tức khoảng 35% lợi nhuận ròng 45,6 RM (tương đương khoảng 4 tỷ USD), còn lại dành cho đầu tư, phát triển. Petronas cũng chủ động trợ giá cho khí bán nội địa trong nhiều năm.

Như vậy, nhờ hành lang pháp lý cho phép chủ động cả trong lựa chọn chiến lược, điều phối nguồn lực và điều hành, Petronas đã hoạt động khá hiệu quả, vừa thực hiện được trách nhiệm xã hội, vừa mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn cho ngân sách.

Vậy theo ông, Việt Nam cần sửa đổi hành lang pháp lý và có cơ chế hỗ trợ như thế nào để ngành Dầu khí có thể phát triển bền vững và ổn định trong bối cảnh mới hiện nay?

TS. Nguyễn Hồng Minh: Theo tôi, trước hết cần phải xác định rõ quan điểm dầu khí là ngành kinh tế - kỹ thuật tiếp tục đóng vai trò là một trong các trụ cột đảm bảo năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội. Có nghĩa là, không quá kỳ vọng vào đóng góp ngân sách của dầu khí, nhưng cũng không thể coi nhẹ, giảm mức đầu tư.

Vì vậy, hành lang pháp lý cần phải được hoàn thiện một cách căn bản trên tinh thần của quan điểm phát triển nêu trên, có tính đến các đặc điểm cơ bản ngành nghề và thông lệ quốc tế trong hoạt động dầu khí, cũng như phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng sản xuất kinh doanh; tách bạch các trách nhiệm xã hội với nhiệm vụ bảo toàn vốn, phát triển doanh nghiệp.

Về mặt quản lý nhà nước, cần có chính sách tăng tỷ lệ thu hồi chi phí và giảm phần lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận rủi ro, đầu tư công nghệ, tận thăm dò, tận khai thác tài nguyên, phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.

Theo đó, Luật Dầu khí cần điều chỉnh theo toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí và cho phép áp dụng Luật Dầu khí trong trường hợp có sự chưa thống nhất với các luật khác nhằm hạn chế tối đa các vướng mắc do phải áp dụng các luật khác nhau. Cùng với đó, các nguyên tắc cơ bản về cơ chế tài chính có thể đưa vào Luật Dầu khí nhưng cần cụ thể hóa trong một số văn bản dưới Luật. Tinh thần chung là Nhà nước ứng xử với dầu khí đúng nghĩa là với doanh nghiệp: thu đầy đủ các loại thuế; để lại toàn bộ thu từ cổ phần hóa để đầu tư trở lại vào những lĩnh vực có ưu thế phát triển; chỉ nhận các khoản dưới danh nghĩa chia cổ tức, sau khi đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Việt Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.
Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Dịp cao điểm hè 2024, Điện lực Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền cho nhân dân, khách hàng trên địa bàn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Tính đến thời điểm này, dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đã đạt tiến độ tổng thể khoảng 56,76% khối lượng.
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI cho biết, đơn vị đã chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có giải pháp cấp điện hè 2024, trước mắt sẽ đảm bảo điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng trong thời gian nghỉ Lễ ngày 30/4-1/5
Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Sáng 22/4 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng TK&HQ 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 và quyết tâm bàn giao dự án vào ngày 30/6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Sáng nay (20/4), tại huyện Mường Tè, Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, cứu nạn, xử lý sự cố lưới điện và an toàn lao động...
Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Lễ Phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 sẽ diễn ra tại trụ sở Bộ Công Thương (Hà Nội) vào sáng 22/4.
Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Công ty TNHH Thuỷ điện Cam Ly mong muốn Lâm Đồng sớm xem xét, chấp thuận cho nhận chuyển nhượng lại dự án Thuỷ điện Cam Ly để triển khai dự án đúng tiến độ.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.
PC Thanh Hóa cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024

PC Thanh Hóa cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024

Trong 2 ngày 18 và 19/4, Điện lực Nga Sơn thuộc PC Thanh Hóa đã cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024.
Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 2: Vai trò và thành quả ngành điện

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 2: Vai trò và thành quả ngành điện

Luật Điên lực 2004 và 2 lần sửa đổi đã tạo khuôn khổ pháp lý để ngành điện Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vươn lên tóp đầu khu vực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động