Tây Bắc

Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia

“Trong thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp vùng Tây Bắc cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung và phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia nói riêng” - Đây là chỉ đạo của TSKH. Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tại hội thảo “Vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc”…
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia
Dựa vào dân và phát huy vai trò người có uy tín trong phòng chống tội phạm

Tội phạm gia tăng về tính chất, mức độ

Vùng Tây Bắc thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo gồm 12 tỉnh miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây thuộc Nghệ An và Thanh Hóa, chiếm 1/3 diện tích cả nước với dân số trên 11 triệu người, bao gồm 32 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 63%; có đến 9/14 tỉnh, 49 huyện, 239 xã, 2.445 thôn, bản biên giới với trên 2.574 km đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc với 8 cửa khẩu quốc tế, 11 cửa khẩu quốc gia và 43 cửa khẩu phụ, ngoài ra còn có nhiều đường tiểu ngạch.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến phát triển vùng Tây Bắc. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục của vùng ngày càng phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cho đến nay, Tây Bắc vẫn là vùng nghèo nhất trong cả nước với 29,14% hộ nghèo và 10,69% hộ cận nghèo. Do ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, lịch sử, tự nhiên, xã hội và tác động của xu hướng tội phạm trên thế giới và khu vực, tình hình hoạt động tội phạm nói chung và tội phạm xuyên quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Bắc có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ.

Mặc dù thời gian qua, các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực; các lực lượng chức năng đã tăng cường triển khai các chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp. Số liệu cho thấy, từ năm 2014 đến 2016, các tỉnh vùng Tây Bắc đã phát hiện, bắt giữ 12.434 vụ/16.501 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 845kg hê-rô-in, 88kg thuốc phiện, 101,6kg và 790.112 viên ma túy tổng hợp; 341/602 đối tượng phạm tội mua bán người (615 nạn nhân); 31.607 vụ/33.106 đối tượng buôn lậu, tịch thu hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Thực hiện 6 giải pháp trọng tâm

Theo Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc - Nguyễn Văn Bình, thực trạng trên đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền trong vùng Tây Bắc cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn. Trước hết, cần đề ra các giải pháp phòng, chống tội phạm bảo đảm yêu cầu “đúng”, “trúng” và “có hiệu quả”.

Thứ hai, cần rà soát, tổng kết các nghị quyết, chương trình, kế hoạch liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm tổ chức xuyên quốc gia. Cần quán triệt xuyên suốt quan điểm: Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp về mọi mặt, trong đó có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thứ ba, cần nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Trên cơ sở đó, tập trung xây dựng được “thế trận lòng dân”, trong đó, hết sức coi trọng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh này, gắn chặt với việc đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi và miền xuôi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Thứ tư, thực hiện các giải pháp hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thứ năm, phát huy thật tốt vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên tuyến biến giới và các địa bàn trọng yếu.

Thứ sáu, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác kết hợp, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền với các ban, ngành, đoàn thể từ thôn, bản đến xã, huyện; giữa địa phương và Trung ương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm đẩy tới cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong tình hình mới đạt hiệu quả cao.

Tây Bắc là 1 trong 3 vùng chiến lược trọng điểm, có vị trí địa chính trị trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền, sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, diện mạo vùng Tây Bắc và đời sống của các tầng lớp nhân dân đã có sự thay đổi về chất, an sinh xã hội được chú trọng, an ninh vùng biên được giữ vững, thế trận lòng dân được củng cố.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số khôi phục nghề thủ công truyền thống với chị Trần Tuyết Lan không chỉ là đam mê mà xuất phát từ lòng nhân văn sâu sắc.
Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

600 suất quà đã được trao tặng cho người nghèo tại huyện vùng cao Xín Mần (Hà Giang) trong chương trình “Xuân Biên cương ấm lòng dân bản" năm 2024.
Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Ngày 27/9, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

“Trăng thu biên cương” thực sự là đêm hội giúp gần 1.000 trẻ nhỏ tại Mồ Sì San, Phong Thổ, Lai Châu được hòa mình vào không gian Trung thu truyền thống phá cỗ.

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Sáng 24/8, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Là ngành xuất khẩu tỷ USD tuy nhiên thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết rộng rãi trên thị trường thế giới.
Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Sáng 22/6, tại trụ sở Báo Công Thương diễn ra Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi”.
Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Mới đây, Craft link đã tổ chức trình diễn “Nghệ thuật dệt lanh và vẽ sáp ong” của phụ nữ dân tộc Hmong hoa ở xã Chế Cu Nha nhằm lan tỏa nghề thủ công độc đáo.
Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Dù đã có nhiều sách hỗ trợ nhưng ông Trần Việt Thế- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang cho rằng cần nhiều hơn nữa ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 16/3, Quỹ Từ thiện Cargill Cares hoàn thành và bàn giao thêm năm điểm trường mới tại các khu vực vùng cao, vùng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Dự án “Ngôi làng hy vọng” 2023 sẽ tài trợ xây mới, nâng cao điều kiện sống cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tử Nê, tỉnh Hòa Bình.
Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các DTTS, trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững.
Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” được kỳ vọng tạo thêm động lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Trong 3 năm, 6.700 ngôi nhà cho gia đình chính sách, cựu chiến binh nghèo được xây dựng tại tỉnh Hà Giang - mảnh đất xa xôi, khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc.
Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An được Trung ương phân bổ hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Việc phát triển chuỗi liên kết giá trị đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La có đầu ra nông sản ổn định, thu nhập bền vững.
Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký quyết định ban hành quy chế hoạt động Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021 – 2025.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động