Công nghiệp thực phẩm Việt Nam: Tiềm năng cho giới đầu tư

"Tiềm năng đầu tư ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam còn rất lớn, không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn đầu tư xuất khẩu sang các nước" -  đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Hội thảo "Xúc tiến đầu tư công nghiệp chế biến thực phẩm" diễn ra chiều 16/11 tại TP. Hồ Chí Minh.  

Công nghiệp thực phẩm Việt Nam: Tiềm năng cho giới đầu tư
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại hội thảo

Theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển, tuy vậy mức tăng của sản lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Số liệu thống kê cho thấy, lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính chiếm khoảng 15% GDP và đã tăng 18% trong năm 2015. Trong khi đó, sản xuất chế biến thực phẩm chỉ tăng 8,5%, sản xuất đồ uống chỉ tăng 7,4% trong năm 2015.

Trong vòng 20 năm tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khả thi ở mức 5%/năm, có thể đến 6%, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cùng việc phát triển các khu vực đô thị hóa và gia tăng thị trường bán lẻ tại Viêt Nam sẽ khiến người dân quan tâm và có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến có chất lượng cao.

Bên cạnh việc đầu tư để khai thác thị trường nội địa, tiềm năng khai thác và chế biến thực phẩm của Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài cũng rất đáng kể. Việt Nam luôn là một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều lớn nhất thế giới. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam năm 2015 đạt 30,14 tỷ USD, nhập khẩu đạt 23,05 tỷ USD. Dự kiến từ năm 2017, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt trên 31 tỷ USD.

“Với nhiều cơ hội hợp tác, tôi cho rằng, trong thời gian tới các nhà đầu tư nước ngoài không nên bỏ lỡ thời cơ khai thác cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp, tổ chức, địa phương của Việt Nam có nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài cũng cần chủ động xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài đến hợp tác đầu tư kinh doanh” - Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh.

Chia sẻ về cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ông Bùi Huy Sơn - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - cho biết, Việt Nam đã và đang tích cực mở rộng đàm phán để trở thành thành viên của nhiều diễn đàn, hiệp ước kinh tế thương mại lớn... Với thị trường trong nước 90 triệu người, 60% trong độ tuổi từ 15-60, nguyên liệu thô phong phú, ưu đãi thuế và đầu tư, lợi thế xuất khẩu,.., chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho đầu tư ngành công nghiệp thực phẩm.

Công nghiệp thực phẩm Việt Nam: Tiềm năng cho giới đầu tư
Các diễn giả thảo luận về “Tiềm năng thu hút đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam”

Thông tin thêm về các chính sách ưu đãi đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm, ông Đặng Xuân Quang - Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - nhấn mạnh: Theo quyết định 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ, công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính được chính phủ Việt Nam lựa chọn ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. Theo đó, Chính phủ Việt Nam định hướng ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến, từ đó xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Đánh giá về sức hấp dẫn môi trường đầu tư lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, chính sách ưu đãi đầu tư mà Chính phủ Việt Nam dành cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này tại Việt Nam hiện cũng được xem là cạnh tranh nhất trong khu vực. Được biết, hiện có 49% doanh nghiệp Hàn Quốc đã có kế hoạch phát triển ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Claudio Dordi - chuyên gia Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (Mutrap) - để nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm xuất khẩu, Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư thương hiệu cũng như quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện đã có nhiều tổ chức, công ty hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường châu Âu. Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội này.

TIN LIÊN QUAN
Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietnam Foodexpo 2016
Thùy Dương - Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

Sáng 15/2 (tức mồng 6 Tết), hơn 12.000 lao động tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước của Tổng công ty May 10 đã ra quân sản xuất với khí thế và quyết tâm cao.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy giày da xuất khẩu tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Ngày 12/1, Tập đoàn Crystal đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đề xuất đầu tư dự án sản xuất sợi, vải, may mặc tại khu công nghiệp dệt may Rạng Đông.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi liên quan đến kinh doanh thuốc lá, có hiệu lực từ 4/2/2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi liên quan đến kinh doanh thuốc lá, có hiệu lực từ 4/2/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 43/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 57/2018/TT-BCT hướng dẫn các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá.
Chủ tịch Tập đoàn Vinatex: Cùng siết chặt tay nhau để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Chủ tịch Tập đoàn Vinatex: Cùng siết chặt tay nhau để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Chủ tịch Tập đoàn Vinatex đã đề nghị người lao động ngành dệt may cùng siết chặt tay nhau trong năm 2024 - năm "quay trở lại" của ngành dệt may Việt Nam.
Vĩnh Phúc: Khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và thiết bị điện tử công nghệ cao

Vĩnh Phúc: Khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và thiết bị điện tử công nghệ cao

Ngày 11/11/2023, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra lễ khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và các thiết bị điện tử công nghệ cao.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023

Sáng 25/10, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị, Nguyên phụ liệu 2023 (HanoiTex & HanoiFabric 2023) đã được khai mạc.
Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đề xuất cần quản lý riêng biệt thuốc là làm nóng và thuốc lá điện tử để phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động