Bám sát quy luật cung - cầu của thị trường để đạt hiệu quả tối ưu cho nhà sản xuất và đơn vị sử dụng than

Tình hình sản xuất và tiêu thụ than trong những năm gần đây gặp nhiều biến động, có lúc nhu cầu giảm như giai đoạn 2012-2017 khiến tồn kho lớn; có lúc lại tăng cao như hiện nay. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Biên – Phó Tổng biên tập Tạp chí Công nghiệp Mỏ (Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam), người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường than - xung quanh vấn đề điều hành sản xuất và tiêu thụ than theo hướng nào để đạt hiệu quả.

Ông có thể cho biết, hướng điều hành thị trường than thế nào là phù hợp với tình hình hiện nay?

Ngành sản xuất nào cũng phải có quy hoạch, kế hoạch. Cái khác kế hoạch tập trung theo kiểu thời bao cấp là kế hoạch được phân bổ, giao chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống, còn hiện nay thì kế hoạch phải được xây dựng xuất phát từ nhu cầu thị trường, chủ yếu từ dưới lên và được điều chỉnh, phản ứng kịp thời theo nhu cầu thị trường. Vì vậy, phải khẳng định rằng, ngành Than cũng phải điều hành theo cơ chế thị trường là tất yếu. Tuy nhiên, việc điều hành thị trường than cần lưu ý đặc điểm sau:

Thứ nhất, than cũng như các hàng hóa khác phải bám sát theo quy luật CUNG - CẦU của thị trường. Mục tiêu làm sao đạt hiệu quả tối ưu cho cả nhà sản xuất than và đơn vị sử dụng than. Muốn vậy thì phải làm thế nào để CUNG phải sát với CẦU. Quy luật CUNG - CẦU được thể hiện qua đồ thị sau:

bam sat quy luat cung cau cua thi truong de dat hieu qua toi uu cho nha san xuat va don vi su dung than

Điểm M với sản lượng Qo và giá Po khi CUNG, CẦU gặp nhau sẽ thỏa mãn được lợi ích cả hai bên mua và bán. Khi nhu CẦU tăng qua điểm M thì giá tăng và tạo điều kiện cho đường CUNG được đẩy lên và ngược lại khi CẦU giảm thì giá giảm và đường CUNG sẽ phải hạ xuống.

Tự thân thị trường vận động thì với bàn tay vô hình của thị trường, nó vẫn tuân thủ theo quy luật chung ở trên, nhưng có thể phải trải qua nhiều giai đoạn hoàn thiện thăng trầm, tuy nhiên với sự định hướng, điều hành CUNG-CẦU một cách hợp lý, tuân thủ quy luật thì có nhiều hàng hóa sẽ thuận lợi và nó sẽ mang lại hiệu quả hơn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Chính vì vậy nhà nước đã và đang có các chính sách nhằm thúc đẩy thị trường chung trong đó có thị trường than.

Thứ hai, than là nguồn năng lượng sơ cấp, là đầu vào với khối lượng lớn, ổn định và lâu dài của nhiều ngành sản xuất như điện, vật liệu xây dựng, hóa chất... Đặc biệt, than có vai trò quan trọng trong cân đối năng lượng quốc gia (tỷ trọng nhiệt điện than trong tổng sản lượng điện hiện nay bình quân của thế giới là gần 40%, Việt Nam chiếm tỷ lệ tương ứng 42,7%, 49,3% và 42,6% vào các năm 2020, 2025 và 2030 theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Kinh nghiệm các nước cho thấy, để giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động, cần có cơ chế đảm bảo nguồn than bán cho điện ổn định, lâu dài. Ví dụ như Nhật Bản, để có nguồn than cung cấp ổn định cho sản xuất, họ đã ký hợp đồng mua than dài hạn với các nước sản xuất than và hỗ trợ cho các nước trong công tác thăm dò, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ khai thác, chế biến than…; đồng thời nhà nước có chính sách ngoại giao năng lượng phù hợp và đầu tư khai thác mỏ than ở nước ngoài.

Theo ông, cơ chế điều hành thị trường than trong ngành năng lượng cần diễn biến ra sao?

- Yêu cầu bắt buộc khi xây dựng các nhà máy điện trong nước cũng như nhiều nơi khác trên thế giới là phải có cam kết cung cấp nguồn nhiên liệu đầu vào cho nhà máy hoạt động. Cơ chế thích hợp nhất là các nhà sử dụng than, chủ đầu tư nhà máy điện chủ động ký hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất, cung ứng than trước khi xây dựng nhà máy và phối hợp đề xuất cơ chế chính sách để các đơn vị này sản xuất ổn định hiệu quả, ổn định nguồn cung. Việc xác định quy mô CUNG - CẦU hàng năm than do đơn vị sản xuất và sử dụng than thực hiện có thẩm định của cơ quan quản lý thị trường kinh tế vĩ mô (Bộ Công Thương...) và thông báo hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện như một chỉ tiêu cân đối vĩ mô của nền kinh tế - chỉ tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Như vậy, việc cân đối đảm bảo đủ nguồn than cho các nhà máy sản xuất điện là trách nhiệm của các chủ đầu tư nhà máy điện, còn các đơn vị sản xuất than có trách nhiệm trong phạm vi hợp đồng cung ứng than dài hạn đã được ký. Mọi quan hệ giữa đơn vị sử dụng than và đơn vị sản xuất than được xử lý thông qua cơ chế của hợp đồng kinh tế, theo cơ chế thị trường.

bam sat quy luat cung cau cua thi truong de dat hieu qua toi uu cho nha san xuat va don vi su dung than
Việc điều hành thị trường than cần bám sát theo quy luật CUNG-CẦU

Một hợp đồng cung ứng than dài hạn cần phải thỏa thuận các nội dung gì là quan trọng, thưa ông?

Trước tiên là khối lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và phạm vi hợp đồng, quy định việc giao hàng, quyền sở hữu và rủi ro, giám định, chuyển nhượng hợp đồng, cơ chế giải quyết tranh chấp, bất khả kháng, cơ chế điều hành thực hiện hợp đồng và những thỏa thuận khác đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên.

Để có khối lượng và chất lượng than đúng theo hợp đồng, các bên cần thỏa thuận rõ nguồn than, mô tả rõ mỏ than được sản xuất, trữ lượng được cấp. Muốn vậy, các mỏ than phải được cấp phép thăm dò, khai thác đầy đủ trước khi ký hợp đồng mua bán, nếu chưa được cấp phép thì không có cơ sở ký kết hợp đồng mua bán than. Trong hợp đồng cũng cần ghi rõ tiến độ đầu tư và đưa các công trình vào vận hành để cung cấp đủ than cho nhà máy điện. Tức là các thủ tục đầu tư mỏ và các công trình phục vụ cho việc cấp than phải được xác định rõ từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, nguồn vốn,... cũng như các yêu cầu, cam kết của các cơ quan liên quan từ các bộ tới các địa phương nơi mỏ than được xây dựng như tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án…, đảm bảo công trình vào đúng tiến độ.

Thực tế hiện nay, việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, đền bù giải phóng mặt bằng và các thủ tục đầu tư còn rất chậm và nhiều bất cập. Nếu không được giải quyết sớm sẽ dễ dẫn tới nguy cơ thiếu than và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Còn về cơ chế giá các bên cần thỏa thuận cụ thể các nguyên tắc chung, công thức tính giá và cơ chế điều chỉnh giá theo thị trường, chủng loại, chất lượng than… Bên cạnh đó, đơn vị sản xuất than và đơn vị sử dụng than cần phối hợp đề xuất nhà nước các cơ chế chính sách (thuế, phí, giá cả...), nhằm ổn định sản xuất và đảm bảo lợi ích các bên theo cơ chế thị trường.

Ông có thể nói cụ thể hơn về tỷ lệ ký hợp đồng dài hạn, ngắn hạn ?

Việc này cần được nghiên cứu kỹ, phụ thuộc vào cơ chế điều hành kinh tế vĩ mô và quan trọng nhất là thỏa thuận giữa người mua và người bán. Để trao đổi có thể nêu Ví dụ theo mô hình như sau đối với than Anthraxit:

- Trường hợp than Anthraxit sản xuất trong nước (tính nhu cầu theo chủng loại than) khi CUNG = CẦU thì tỷ lệ cấp theo Hợp đồng (HĐ) dài hạn có thể là 90% CẦU, còn lại 10% đơn vị sử dụng được mua lẻ theo giá thị trường. Tỷ lệ dao động 10% nhằm tạo điều kiện cho bên mua và bên bán được tự do lựa chọn mức sản lượng, giá cả theo nhu cầu hai bên.

Giá mua theo HĐ dài hạn P: Z + LN định mức (6-8%) < Giá mua HĐ dài hạn P = Po < 97% Giá theo chỉ số NEWCASTLE Úc CIF cảng Việt Nam. Mức giảm giá 3% do các bên thỏa thuận khi mua với khối lượng lớn, ổn định, dài hạn. Giá hàng năm do hai bên thống nhất trong khung trên.

- Trường hợp than Anthraxit sản xuất trong nước CUNG > CẦU thì tỷ lệ cấp ổn định là 80% CẦU, còn lại 20% đơn vị sử dụng được mua lẻ theo giá thị trường (tỷ lệ để đảm bảo an ninh năng lượng, an toàn hệ thống theo quy luật 80/20).

Giá mua theo HĐ dài hạn P = Po - Dp > Z + LN định mức (2-3%) (Z là giá thành than đã thực hiện tiết giảm chi phí và có sự thẩm định của cơ quan nhà nước: Được kiểm toán hoặc thẩm định của Liên bộ Tài chính, Công Thương).

Tỷ lệ đảm bảo 80% sản lượng và giá bán bù đắp giá thành nhằm tạo điều kiện cho bên bán duy trì sản xuất vượt qua giai đoạn khó khăn chuẩn bị cho tăng sản lượng về sau - một đặc thù đảm bảo an ninh năng lượng.

- Trường hợp than Anthraxit sản xuất trong nước CUNG < CẦU thì: Tỷ lệ cấp ổn định bằng 90% CUNG, còn lại đơn vị sử dụng chủ động ký HĐ mua ngắn hạn. Tỷ lệ 10% nhằm đảm bảo cho bên bán chủ động điều hành sản xuất và dự phòng những yếu tố bất bình hành trong ngành khai thác mỏ.

Giá mua theo HĐ dài hạn P: Z + LN định mức (10%) < Giá mua HĐ dài hạn P = Po + Dp < 97-100% Giá theo chỉ số NEWCASTLE Úc CIF cảng Việt Nam.

Như vậy, việc xác định nhu cầu và giá cả là các yếu tố quan trọng của thị trường than?

Đúng vậy, có ba yếu tố chính trong đồ thị trên của thị trường là CUNG, CẦU và GIÁ. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như kênh phân phối, tiếp thị, chính sách bán hàng, điều hành cân đối CUNG - CẦU,...

Việc xác định quy mô CUNG - CẦU do đơn vị sản xuất và sử dụng than thực hiện có thẩm định của cơ quan quản lý thị trường kinh tế vĩ mô (Bộ Công Thương...) và thông báo cho các đơn vị thực hiện như một chỉ tiêu cân đối vĩ mô của nền kinh tế, chỉ tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Như vậy việc xác định đúng mức CUNG và CẦU có vai trò quyết định đến hình thành cơ chế điều hành thị trường than. Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển các ngành, trong đó có ngành khai thác, sản xuất than và các ngành sử dụng than. Tuy nhiên, do có nhiều biến động trên thị trường và điều kiện đặc thù của ngành khai thác mỏ có nhiều yếu tố không lường trước được trong lòng đất cho nên việc cập nhật tình hình thực tế về năng lực sản xuất và nhu cầu của các hộ sử dụng than là hết sức quan trọng để xác định rõ CUNG - CẦU từng giai đoạn, từ đó có chính sách điều chỉnh, điều hành cho phù hợp.

Còn về giá cả cả? Như đã nêu ở ví dụ trên là theo cơ chế thị trường, nhưng để đảm bảo an ninh năng lượng thì tối thiểu phải đảm bảo cho sản xuất bù đắp chi phí và có lãi để đầu tư phát triển.

Vậy trong điều kiện cân đối CUNG - CẦU có biến động, biện pháp điều hành sản xuất theo hướng nào cho phù hợp?

- Từ thực tế ngành Than và kinh nghiệm của nhiều tập đoàn khai thác mỏ trên thế giới có thể xem xét một số biện pháp sau:

Một là, khi CUNG > CẦU thì xem xét áp dụng: Giảm sản lượng sản xuất, tiết giảm chi phí sản xuất và đầu tư; điều chỉnh ưu tiên giảm sản lượng những mỏ có giá thành cao; cấp phép giới hạn nhập khẩu than với khối lượng < 20% cầu cho các đơn vị có đủ điều kiện kinh doanh than.

Hai là, khi CUNG < CẦU, cần: Đẩy mạnh thăm dò xác minh, nâng cấp trữ lượng; tăng năng suất, công suất các mỏ hiện có bằng áp dụng công nghệ mới, sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, phát huy tổ chức sản xuất, công nghệ theo vùng, theo nhóm đơn vị để phát huy lợi thế chung. Mỗi vùng đều có lãnh đạo (ví dụ một phó tổng giám đốc) cấp trên điều hành, phụ trách trực tiếp và được giao nhiệm vụ cụ thể để tăng sản lượng tối ưu từng vùng. Áp dụng các đòn bẩy kinh tế, giao chỉ tiêu sản xuất theo vùng và từng đơn vị; xây dựng các mỏ mới hiện đại công suất cao; cấp phép nhập khẩu than phù hợp với sự thiếu hụt cung cho các đơn vị có đủ điều kiện kinh doanh than (nên giới hạn chỉ cho phép các đơn vị trực tiếp sử dụng than, đơn vị có năng lực về tài chính và có công nghệ chế biến, cơ sở hạ tầng kho bãi, bến cảng, logicstic... đảm bảo môi trường và các quy định của nhà nước); trường hợp cân đối nguồn than Anthraxit sản xuất trong nước và nhập khẩu đã ở mức tối đa mà vẫn thiếu thì một số nước đã nghiên cứu chuyển đổi công nghệ một số nhà máy sang đốt than nhiệt để giảm cầu than Anthraxit.

Xin cảm ơn ông!

Đức Long (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.

Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động