Bãi thải tro, xỉ Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1: Hiện tại đáp ứng đủ yêu cầu

Gần đây, có một số thông tin báo chí phản ánh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương 1 có thể phải dừng hoạt động nếu không có phương hướng giải quyết khi bãi thải tro, xỉ đầy. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Tiến Thành - Giám đốc công ty - khẳng định sẽ không để xảy ra tình trạng phải dừng hoạt động của nhà máy.

Theo báo cáo của Công ty Nhiệt điện Mông Dương 1, nhà máy có công suất 1.080 MW, vận hành từ cuối năm 2015. Mỗi năm, nhà máy tiêu thụ 3 triệu tấn than và thải ra 1 triệu tấn tro xỉ. Theo thiết kế ban đầu, tro xỉ sẽ được chôn lấp tại bãi thải của nhà máy với dung tích 2,25 triệu m3. Hệ thống thải tro, xỉ bằng công nghệ ướt. Theo đó tro, xỉ được thải ra từ lò hơi, qua hệ thống băng tải, xích cào đưa lên xilo, sau đó bơm ra bãi thải qua hệ thống đường ống (với tỷ lệ 4 nước/1tro, xỉ) để lắng đọng. Nước ở hồ thải sẽ được bơm ngược lại để tái sử dụng.

Từ tháng 4/2016, đã có một số đơn vị đến thu mua xỉ đáy lò tái sử dụng để làm vật liệu sản xuất xi măng, làm vật liệu thay thế cát trong bê tông tươi, làm vật liệu để lấp lỗ khoan trong khai thác đá. Đến hết năm 2017, toàn bộ lượng xỉ đáy lò đã được tiêu thụ hết, hiện chỉ còn lại lượng tro bay vẫn chưa tiêu thụ được.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Tiến Thành – Giám đốc Công ty Nhiệt điện Mông Dương 1 - cho biết, từ khi Chính phủ ban hành Quyết đinh 1696/QĐ-TTg và mới đây nhất là Quyết định 452/QĐ-TTg về xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng, công ty đã tích cực chủ động liên hệ với nhiều nhà máy xi măng và các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tro xỉ để làm xi măng hay gạch không nung. Đến nay một lượng lớn tro, xỉ của nhà máy đã được cung cấp cho mục đích nêu trên, lượng còn lại mới thải lên hồ bằng nước.

Bãi thải tro, xỉ Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1: Hiện tại đáp ứng đủ yêu cầu
Bãi thải tro, xỉ của Công ty Nhiệt điện Mông Dương 1 còn đủ đáp ứng yêu cầu vận hành của nhà máy trong 12 tháng

Hiện tại, công ty vẫn đang tiếp tục liên hệ với các doanh nghiệp, người dân có nhu cầu để tiêu thụ lượng tro, xỉ còn lại trong bãi thải. Thậm chí còn cho không và hỗ trợ vận chuyển miễn phí đến tận cơ sở.

Đề cập đến thông tin một số báo chí phản ánh rằng, công ty có thể phải dừng hoạt động nếu không có phương hướng giải quyết khi bãi thải tro, xỉ đầy, ông Nguyễn Tiến Thành khẳng định sẽ không để xảy ra tình trạng phải dừng hoạt động của nhà máy. “Chúng tôi sẽ nỗ lực tìm cách giải quyết hiệu quả nhất, đồng thời có báo cáo gửi Tổng công ty Phát điện 3 và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để xem xét hỗ trợ giải quyết triệt để hơn" - ông Nguyễn Tiến Thành khẳng định.

Mới đây, Đoàn công tác của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương về tình hình tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than khu vực Đông Bắc. Kết quả cho thấy, Công ty Nhiệt điện Mông Dương 1 sử dụng công nghệ lò hơi CFB, lượng tro, xỉ thải ra là 1.125 triệu tấn/năm. Hiện toàn bộ lượng tro, xỉ đáy lò (khoảng 450.000 tấn, chiến 40% tổng khối lượng tro, xỉ) đã được tiêu thụ. Phần tro bay chiếm 60% khối lượng, 675.000 tấn) được thải bằng nước biển lên bãi chứa và không tiêu thụ được do nhiễm mặn. Thể tích còn lại của bãi chứa đủ đáp ứng yêu cầu vận hành của nhà máy trong 12 tháng.

Thời gian tới công ty sẽ tăng cường tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ tro, xỉ của nhà máy và cung cấp cho các nhà máy xi măng, gạch không nung; các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng và tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị để vận chuyển, tiêu thụ và tái sử dụng tro, xỉ. Cùng với đó, công ty đang tiến hành các thủ tục gửi cơ quan chức năng địa phương, UBND thành phố Cẩm Phả, UBND tỉnh Quảng Ninh tạo điều kiện phê duyệt quy hoạch chi tiết bãi thải xỉ số 2.

Bên cạnh đó, công ty sẽ kiến nghị lên cơ quan chủ quản trình các cơ quan chức năng sớm có hướng dẫn cụ thể hơn đối với vấn đề tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện nói chung, tận dụng nguồn tài nguyên này để sản xuất gạch không nung, san lấp mặt bằng...

Đức Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.

Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động