6 tháng, Quản lý thị trường xử lý hơn 52.000 vụ vi phạm

Con số trên được công bố tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) diễn ra ngày 2/8 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. 

Tình hình chống buôn lậu gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp

Sáu tháng đầu năm 2018, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, lực lượng QLTT đã tích cực triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu được nhiều kết quả quan trọng, tạo được chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các lực lượng chức năng trong đó có lực lượng QLTT phải tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tình hình buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên không còn công khai như trước đây, tập trung tại địa bàn các tỉnh biên giới Tây Nam (Long An, An Giang…), biên giới miền Trung (Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An…), biên giới phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn…). Hàng hóa vi phạm tập trung chủ yếu các mặt hàng như: rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, đường ăn, xăng dầu, thuốc lá điếu, gia cầm, vải, quần áo may sẵn, mỹ phẩm, thực phẩm, hàng điện tử, pháo nổ, đồ chơi bạo lực…

Đặc biệt, tại khu vực biên giới các tỉnh Tây Nam bộ, hoạt động vận chuyển tàng trữ, buôn bán thuốc lá điếu ngoại, đường cát diễn biến phức tạp. Phương thức hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn, nhất là sau khi Bộ Luật hình sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, việc vận chuyển bằng xe gắn máy có chiều hướng gia tăng; các đối tượng chia nhỏ số lượng vận chuyển mỗi chuyến từ 500 bao đến dưới 1.500 bao để tránh bị xử lý hình sự.

Tình hình gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Các hành vi chủ yếu là: quay vòng hóa đơn để hợp thức hóa hàng lậu; kê khai giá trên hoá đơn bán hàng để giảm thuế giá trị gia tăng; gian lận về đo lường, chất lượng xăng dầu, phân bón, sang chiết gas trái phép; sản xuất hàng hoá chưa được phép lưu hành, sử dụng phương tiện không có tem kiểm định…

Hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng: tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, quần áo, đồ thời trang, đồ gia dụng, điện tử-điện máy, hàng tiêu dùng, phân bón, xe đạp điện, xe máy điện... Tuy lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nhưng do hàng hoá có chất lượng không cao, giá thành rẻ, gia công với chi phí thấp nên tình trạng này vẫn chưa ngăn chặn được triệt để. Bên cạnh đó, một số hàng hoá có dấu hiệu giả các nhãn hiệu nổi tiếng bày bán công khai nhưng khó xử lý vì không có chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu không tích cực hợp tác. Hoạt động buôn bán hàng qua mạng Internet diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả, hàng giả, hàng kém chất lượng bị trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng…

"Thời gian qua, Cục QLTTđã triển khai nhiều đoàn công tác để chỉ đạo, đôn đốc xử lý một số vụ việc vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi cộm, bước đầu tạo được uy tín và tiếng vang trong dư luận xã hội" – ông Trịnh Văn Ngọc - Cục trưởng Cục QLcho biết. Điển hình như vụ việc sản phẩm VINACA giả thuốc chữa bệnh, khăn lụa Khaisilk, mỹ phẩm TS: đã chuyển cơ quan công an để điều tra hình sự; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hệ thống cửa hàng MUMUSO; kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh đường nhập lậu, giả mạo xuất xứ hàng hoá tại Kiên Giang, Long An, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế; xử lý vi phạm đối với mỹ phẩm- thực phẩm chức năng Thanh Mộc Hương; xác minh dấu hiệu vi phạm đối với sản phẩm nhãn hiệu CONCUNG…

Tăng cường sự phối hợp hiệu quả của toàn lực lượng

Đánh giá cao những kết quả đã đạt được của lực lượng QLTT trong thời gian qua, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ những khó khăn, hạn chế của lực lượng QLTT: Kinh phí cho tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với hàng hoá là thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất độc hại, động, thực vật và sản phẩm có nguồn gốc động, thực vật ở dạng tươi sống, sơ chế có nguy cơ cao về dịch bệnh, an toàn thực phẩm và khó khăn trong việc lưu giữ, bảo quản; nhiều chi cục, đội QLTT không có kho chuyên dụng để bảo quản tang vật, phương tiện chờ xử lý vi phạm. Trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Trong 6 tháng cuối năm, bên cạnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường theo kế hoạch, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải yêu cầu, lực lượng QLTT tăng cường triển khai cao điểm kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2019. Đồng thời đề nghị, các đội QLTT có địa bàn giáp ranh với các tỉnh cần tăng cường công tác nắm tình hình, theo dõi các luồng tuyến, nhằm đấu tranh có hiệu quả công tác chống vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại... nhất là với mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, pháo nổ, đường cát...

Thứ trưởng cũng nhận định, thời gian tới, việc thành lập Tổng cục QLTT sẽ sớm được hoàn thiện. Nhưng điều quan trọng không phải là sự thay đổi từ Chi cục lên Cục, từ Cục lên Tổng cục mà lực lượng phải làm gì để thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ đã được giao. Thứ trưởng hy vọng mỗi cán bộ QLTT ý thức rằng, khi là một thành viên của lực lượng QLTT, phải luôn làm tốt nhất vai trò của mình: kiểm tra kiểm soát thị trường, tăng cường phối hợp công tác với địa phương, và giữa QLTT với các lực lượng chức năng khác như công an, biên phòng, hải quan, cảnh sát biển… để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Cục trưởng Trịnh Văn Ngọc cam kết, sẽ chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch để rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thông qua thực tiễn kiểm tra, xử lý vi phạm, rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo đảm tính khả thi và theo sát với tình hình thực tế; tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, thực hiện các công tác chuẩn bị, xây dựng dự thảo đề án hoạt động sau khi Quyết định Tổng cục QLTT được Thủ tướng ban hành.

6 tháng đầu năm 2018, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra 79.284 vụ; phát hiện, xử lý 52.147 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách 282,4 tỷ đồng; Trong đó có 4.663 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; 367 vụ vi phạm về mặt hàng phân bón; 2.342 vụ vận chuyển buôn bán thuốc lá lậu với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 8,9 tỷ đồng; tịch thu gần 390.000 bao thuốc lá các loại; 722 vụ vi phạm về mặt hàng xăng dầu; xử phạt vi phạm hành chính trên 5,1tỷ đồng; 482 vụ về mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng, xử phạt vi phạm hành chính gần 4 tỷ đồng, thu giữ 2.204 bình LPG 12 kg, 17.354 chai LPG mini...
Thu Hà - Hoàng Duân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn chứng từ

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn chứng từ

Đội Quản lý thị trường số 18, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ lô hàng gồm gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Lào Cai: Tăng cường quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước

Lào Cai: Tăng cường quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.
Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại trong quý I/2024

Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại trong quý I/2024

Quý I/2024, các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 467 vụ, khởi tố 23 vụ, xử phạt hành chính 270 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 5 tỷ đồng.
Thông tin mới nhất về vụ Mailystyle

Thông tin mới nhất về vụ Mailystyle

Vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle trong lĩnh vực thương mại điện tử được cơ quan chức năng cho biết một số thông tin mới
Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Số hàng hóa vi phạm được tiêu hủy gồm 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu có nhãn hiệu Jet, Hero và Scott.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng

Quảng Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định xử phạt 152,5 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh túi xách, nước hoa giả nhãn hiệu, thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường Hà Tĩnh thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng trong quý I/2024

Quản lý thị trường Hà Tĩnh thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng trong quý I/2024

Quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra 249 vụ, xử lý 244 vụ với 261 hành vi; thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng, đạt 33,4% kế hoạch năm 2024.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre đã phát hiện và xử lý gần 190 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng.
TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

Sở Công Thương TP. Cần Thơ và Cục Quản lý thị trường đã có buổi làm việc với 3 doanh nghiệp cung cấp xăng dầu trên địa bàn thành phố.
Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Trong hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm về nhãn hàng hóa và niêm yết giá không rõ ràng.
Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột vừa bị Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk xử phạt về hành vi bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 232 vụ, phát hiện và xử lý 92 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.
Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Ngày 26/3, Cục Quản lý thị trường Quảng Bình vừa ra quyết định xử phạt, tịch thu 01 máy phát điện nhập lậu của Công ty Ngân Hà.
Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch kiểm tra 42 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, thời gian từ tháng 4 đến giữa tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa xử phạt 70 triệu đồng đối một công ty kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

Số hàng hoá mà Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu huỷ gồm gần 42.000 sản phẩm, trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng thuộc 30 quyết định xử phạt hành chính.
Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa quyết định tịch thu 1.700 sản phẩm được sản xuất ngoài Việt Nam không có hóa đơn, chứng từ
Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Ngày 22/3, Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp vừa phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm nhãn hàng hóa, đăng ký sản xuất là Công ty CP phân bón Quốc tế Âu Việt
Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành pháp luật đối với 37 tổ chức kinh doanh mua bán xăng dầu.
Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.
Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Ngày 21/3, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Hội đồng tiêu hủy tỉnh Bình Định tổ chức tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá điếu vi phạm, nhập lậu.
Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đang tạm giữ 104 bao đường cát (5,2 tấn) không có hoá đơn, chứng từ, nghi nhập lậu.
Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Trưởng Ban chỉ đạo 389 nhận xét, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Bình đã tổ chức tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính 850 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động